Một người sếp tốt chính là một trong những lý do tuyệt vời để nhân viên cấp dưới có thể gắn bó với công việc và cống hiến hết sức mình cho sự phát triển chung của công ty. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý tuyệt vời khiến cho nhân viên cấp dưới khi làm việc dưới trướng của bạn đều tâm phục, khẩu phục, hết lòng cống hiến.
#1 Tạo dựng một môi trường làm việc công bằng, lành mạnh
Theo kinh nghiệm quản lý nhân viên từ nhiều lãnh đạo thành công thì môi trường làm việc công bằng là một trong những yếu tố tiên quyết đóng vai trò quan trọng xuyên suốt quá trình làm việc. Để nhân viên nghe theo, nhà quản lý giỏi sẽ luôn nói sự thật, biết cách lắng nghe và xử sự công bằng. Công bằng ở đây đơn giản sẽ được thể hiện thông qua việc áp dụng các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm.
Khi đủ công tâm trong quản lý nhân viên sẽ tự khắc tâm phục, khẩu phục. Rõ ràng môi trường làm việc có hiệu quả và lành mạnh thì đều phải bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu xử sự công bằng thì nhân viên cấp dưới sẽ cống hiến và gắn bó nhiều hơn cho công ty.
#2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Có thể coi đây chính là nghệ thuật quản trị nhân sự đỉnh cao. Với các doanh nghiệp có bề dày lịch sử và luôn đạt được thành công trong một thời gian dài thì yếu tố văn hoá doanh nghiệp của họ thường phát triển rất mạnh. Việc chia sẻ giữa nhân viên với nhân viên hay giữa sếp với nhân viên sẽ giúp cân bằng về quyền lợi, củng cố lòng tin sự tôn trọng lẫn nhau.
Với cách quản lý nhân viên như vậy, các sếp có thể rút ngắn tối đa được khoảng cách hằng hữu vốn tồn tại bấy lâu giữa quản lý và nhân viên. Theo kinh nghiệm quản lý của những nhà lãnh đạo giỏi đó là bước đệm lớn thúc đẩy hơn nữa sự công bằng, minh bạch vốn có trong doanh nghiệp.
#3. Phát huy thế mạnh của nhân viên
Theo giáo sư J. Keith Murnighan đã đúc kết ra được từ những người có kinh nghiệm quản lý nhân viên dày dặn thì “Bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả nếu biết cách phân công chứ không phải tự mình làm mọi việc. Nói cách khác, hãy ngừng làm việc và bắt đầu dẫn dắt”
Nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành thuê những người giỏi nhất. Sau đó họ sẽ tiến hành tạo điều kiện và trao quyền cho nhân viên của mình để họ phát huy hết những thế mạnh vốn có của bản thân. Từ đó nhà quản lý sẽ có một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, phát huy được tính độc lập.
Như vậy, cách quản lý nhân viên tốt nhất đó là hướng dẫn họ về khả năng tự lãnh đạo. Chính điều này sẽ giúp họ có thể thỏa sức sáng tạo và mạnh dạn đưa ra các đề xuất đột phá trong công việc.
#4. Ghi nhận thành tích của cấp dưới
Để quản lý con người thành công, trước hết chúng ta cần học cách công nhận thành tích của họ. Nhân viên chính là những người góp phần rất lớn vào thành công của mỗi doanh nghiệp. Nếu có những thành tích nổi bật cho sự phát triển của doanh nghiệp thì họ xứng đáng được khen ngợi và trao thưởng. Theo kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo giỏi điều này sẽ gắn kết chặt chẽ hơn giữa sự thành công của nhân viên và sự thành công của doanh nghiệp.
#5. Luôn học hỏi, không ngại thừa nhận sai lầm
Con người ai cũng có những sai lầm. Bởi vậy nên trước khi học cách quản lý nhân viên, nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết cách học hỏi từ chính nhân viên của mình. Rõ ràng, lãnh đạo không được sinh ra, họ được tạo ra. Nếu người đứng đầu luôn giữ được ý chí ham học hỏi thì kỹ năng lãnh đạo sẽ được cải thiện và góp phần tích cực trong quá trình xây dựng văn hoá công ty. Khi giữ tâm thế không ngừng cập nhật những kiến thức mới, người làm lãnh đạo sẽ luôn giữ vai trò là người tiên phong, không bao giờ lo lắng bị tụt hậu hay đi sau thời đại.
Bởi vậy nên, dựa trên kinh nghiệm quản lý thực tế, nhà quản lý giỏi cần phải thẳng thắn nhìn vào những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Từ đó thừa nhận một cách thẳng thắn những sai sót và chịu khiển trách khi phạm phải sai lầm.
#6. Quan tâm nhiều hơn tới cuộc sống cá nhân của nhân viên
Khi nhân viên đang phải đối diện với những rắc rối trong cuộc sống thì sự quan tâm của lãnh đạo sẽ là nguồn động lực giúp họ cố gắng hơn trong tương lai. Một chút quan tâm chân thành của sếp sẽ giúp nhân viên thêm phần tin tưởng và tín nhiệm người quản lý của mình hơn trong tương lai.
Cần phải đặt ranh giới rõ ràng giữa việc quan tâm và tọc mạch. Nếu việc quan tâm không khéo léo nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi, phản tác dụng. Chính bởi vậy nên nhà quản lý cần phải chú ý tới vấn đề này trong khi ứng xử với cấp dưới trong công ty.
#7. Ra quyết định một cách dứt khoát
Đối diện với những khó khăn, đặc biệt trong các cuộc họp quan trọng, người lãnh đạo sẽ luôn sáng suốt để không để sự trì hoãn choán lấy tâm trí của họ. Theo kinh nghiệm quản lý từ những CEO thành công, việc cho nhân viên thấy được sự nghiêm túc khi giải quyết một vấn đề lớn mà không do dự, trì hoãn đóng vai trò quan trọng.
“Đặt nguyên tắc lên trên cảm tính” chính là kinh nghiệm quản lý nhân viên vô cùng đáng giá. Điều này có nghĩa là mỗi nhà quản lý cần phải để nguyên tắc dẫn lối các cuộc thảo luận hay đàm phán khó khăn. Để từ đó đối phó với những khó khăn trước mắt thay vì để nó cản trở công việc.
Để trở thành một nhà quản lý giỏi không dễ dàng để đạt được ngay trong thời gian ngắn. Đó là thời gian dài, không ngừng, tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn mở lòng sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước. Trên đây chính là kinh nghiệm quản lý hữu ích giúp bạn có thể từng bước trở thành một người dẫn dắt tuyệt vời trong tương lai.