Hiện nay khi công nghệ đang từng bước thay đổi cuộc sống con người thì mỗi người dân luôn mong mỏi các bệnh viện ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhanh chóng để rút ngắn thời gian khám chữa bệnh cũng như giảm các thủ tục hành chính rườm rà. Vậy giải pháp hiệu quả nào cho hành trình chuyển đổi số trong ngành y tế? Câu hỏi trên sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chuyển đổi số trong ngành y tế là gì?
Chuyển đổi số y tế có thể hiểu chính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện trong hoạt động khám, chữa bệnh. Trong đó, chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng tới các công nghệ số hiện đại để hướng tới việc tạo ra sự thay đổi tích cực từ hoạt động quản trị, khám chữa bệnh cho tới việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày của con người.
Việc chuyển đổi số ngành y tế sẽ giúp nâng cao trải nghiệm khám chữa bệnh của bệnh nhân, cắt giảm bớt chi phí phát sinh cũng như thời gian chờ đợi. Đặc biệt nhờ chuyển đổi số mà quá trình chẩn đoán cũng như đưa ra phương án điều trị của các y bác sĩ trở nên nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.

2. Thực trạng chuyển đổi số trong ngành y tế hiện nay
Kể từ năm 2020 khi mà Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt “ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” thì tốc độ chuyển đổi số của ngành y tế được đẩy nhanh.
Có thể thấy trong thời gian qua, Ngành y tế đã có những bước phát triển đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), điện toán đám mây hay phân tích dữ liệu lớn… Nhiều bệnh viện tích cực ứng dụng công nghệ cao trong toàn bộ công tác quản lý cũng như khám chữa bệnh.
Có tới 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã tiến hành triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Trong đó có tới 10 bệnh viện và 01 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy. Ngoài ra một số bệnh viện đã tích cực triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.
Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội phổ biến như Zalo, Facebook trong quá trình tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra một số bệnh viện còn phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân và cả bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi, truy cập.
Bộ Y tế hiện cũng đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để triển khai thành công kết nối liên thông giữa các cơ sở khám chữa bệnh cả nước trực tiếp với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Tính tới thời điểm hiện tại đã có tới 99.5% các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Dưới đây là một số xu hướng chuyển đổi số phổ biến hiện nay đang được nước ta áp dụng:
Telehealth (khám chữa bệnh từ xa)
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe online đã tồn tại rất lâu trước Covid-19. Tuy nhiên, các đợt đóng cửa trên toàn cầu của nhiều quốc gia khiến Telehealth phát triển nhanh chóng. Trong thời kỳ đại dịch, việc sử dụng y học từ xa đã tăng vọt vì công nghệ này giúp hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh.
Theo báo cáo của Health Leaders, việc chuyển bệnh nhân từ các khoa cấp cứu bằng cách sử dụng y học từ xa tiết kiệm cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tới 1.500 đô la cho mỗi lần khám. Telehealth sẽ giúp nhiều bệnh nhân hơn có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến y tế, bao gồm cả người tàn tật và những người sống ở vùng sâu vùng xa.
Hiện nay Bộ Y tế cũng đang tích cực tiến hành xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế. Vào tháng 9 năm 2020 hơn 1.000 cơ sở y tế khám chữa bệnh từ xa Telehealth đã được Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Khánh thành ngay tại thủ đô Hà Nội.

Chuyển đổi số trong ngành y tế bằng công nghệ AI
Trí tuệ nhân tạo (AI) hiện đang được ứng dụng trong lĩnh vực y tế nhằm chẩn đoán sớm nhiều căn bệnh. Nhờ các mô hình học máy với các tập dữ liệu lớn liên quan tới độ tuổi và tình trạng sức khoẻ bệnh nhân, các bác sĩ hoàn toàn có thể phát hiện ra mầm bệnh trước khi các triệu chứng của nó tự biểu hiện.
Ngoài ra, chatbots và trợ lý y tế ảo là một công nghệ dựa trên AI mà nhiều bệnh nhân cảm thấy quen thuộc. Chatbots có thể đảm nhiệm vô số vai trò từ đại diện để chăm sóc dịch vụ cho bệnh nhân tới việc chẩn đoán hay trị liệu . Thị trường chatbots chăm sóc sức khỏe toàn cầu dự kiến sẽ đạt 314,3 từ 122 triệu đô la vào năm 2018.

Blockchain
Blockchain là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin (block). Chúng sẽ được liên kết với nhau nhờ mã hóa riêng biệt và hoạt động độc lập và có thể mở rộng theo thời gian. Chính bởi vậy nên khi có một khối thông tin được ghi vào hệ thống Blockchain thì không có cách nào thay đổi được. Thông tin chỉ được bổ sung khi đạt được sự đồng thuận của tất cả mọi người.
Trên thực tế, công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hồ sơ sức khỏe điện tử luôn chính xác và an toàn. Hiện Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch ban hành kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử. Theo kế hoạch này, nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bước đầu triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử quản lý sức khỏe người dân liên tục, suốt đời như Tỉnh Phú Thọ, Tỉnh Bình Dương,…

Robot và các phần mềm hỗ trợ
Việc sử dụng những robot sẽ làm giảm thiểu sự tiếp xúc giữa người với người và đảm bảo làm sạch, khử trùng và hỗ trợ trong bệnh viện và các cơ sở y tế. Chính điều này sẽ hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh Covid 19 trong môi trường bệnh viện.
Liên đoàn robot quốc tế IFR (International Federation of Robots) dự đoán xu hướng về nhu cầu robot y tế trong những năm tới với ước tính thị trường lên đến 9,1 tỷ USD vào năm 2022. Robot không chỉ giúp các bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và chính xác mà đồng thời còn làm giảm khối lượng công việc của họ, do đó, về tổng thể robot sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các cơ sở y tế.
Hiện nay nước ta đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại: robot phẫu thuật nội soi Da vinci, robot phẫu thuật cột sống Renaissance, robot phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và robot phẫu thuật thần kinh Rosa. Cùng với đó ngành y tế đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư tại một số bệnh viện
Ngoài ra Bộ Y tế hiện cũng phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid 19 như đã triển khai các phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), Bluezone.

3. Những khó khăn khi chuyển đổi số trong ngành y tế
Cơ sở dữ liệu phân tán
Theo ông Francis Nguyễn Tuấn Anh, chuyên gia CNTT, cố vấn cấp cao Làng Y tế (TechFest), hiện nay dữ liệu y tế nước ta hiện đang nằm rải rác ở các vùng miền. Bởi vậy đây chính là một thách thức vô cùng lớn, dễ dẫn tới tình trạng lãng phí ngân sách, lãng phí nhân lực và giảm tốc độ chuyển đổi số ngành y tế.
Có thể thấy nguồn dữ liệu y tế số ở Việt Nam vừa bị “đóng cứng”, lại vừa bị “phân mảnh”, chiến lược quy hoạch, xây dựng và khai thác hệ thống dữ liệu y tế số chưa rõ ràng với lộ trình cụ thể. Hiện hàng trăm triệu thông tin sức khỏe, hàng trăm triệu thông tin bệnh nhân vẫn đang được lưu trữ ở các nơi khác nhau.
Cụ thể như thông tin tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 hiện lưu trữ ở các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm y tế, sở y tế các địa phương. Không chỉ không được tập trung mà có nhiều địa phương còn lưu trữ trên giấy tốn không gian lại khó bảo quản, tổng hợp thông tin chi tiết khi cần, rất bất tiện. Thực tế này dẫn tới nguy cơ mất và sai lệch dữ liệu là rất lớn.

Nền tảng chuyển đổi số y tế không đồng bộ, chưa đạt chuẩn
Tuy có cùng mục tiêu số hóa hoạt động quản lý và vận hành của đơn vị, song mỗi nơi lại xây dựng một nền tảng, sử dụng một phần mềm riêng khác nhau với công năn rời rạc dẫn đến tình trạng rất khó để ráp nối với nhau đồng bộ trên cả nước. Tương tự như vậy với hệ thống bệnh viện hay các cơ sở khám chữa bệnh.
Nếu không xây dựng một bộ chuẩn quốc tế để các cơ sở khám chữa bệnh dựa trên cơ sở đó để chuyển đổi số, chuẩn hóa dữ liệu thì sau sẽ khó kết nối với nhau hoặc mở rộng ra dữ liệu quốc tế của trong nước không phù hợp với chuẩn quốc tế. Chuẩn dữ liệu cũng có quy định như ngôn ngữ lập trình, có một vài chuẩn chung cả thế giới. Chỉ khi ứng dụng cùng chuẩn với thế giới, chúng ta mới liên thông và xác định chuyển đổi số bền vững, bài bản.

Nguồn lực tài chính
Khó khăn về nguồn lực tài chính luôn là một thách thức cần phải thẳng thắn đối diện khi tiến hành chuyển đổi số. Phần lớn các phần mềm được sử dụng đều có mức giá tương đối cao trong khi nguồn ngân sách hiện nay cho y tế vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến đầu tư manh mún, dàn trải, không tập trung và thiếu đồng bộ ở các đơn vị chăm sóc sức khỏe.
Nguồn nhân lực
Thách thức lớn nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế đó là về nguồn nhân lực. Một sinh viên được đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung cần thời gian dài công tác trong các đơn vị y tế mới có thể hiểu được tính chất, nhiệm vụ cũng như triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị khám, chữa bệnh.
Phòng công nghệ thông tin hầu như chỉ có tại các bệnh viện tuyến T.Ư và các bệnh viện có quy mô giường bệnh lớn. Còn đối với các bệnh viện nhỏ tại tuyến huyện, xã chỉ có các tổ bộ phận công nghệ thông tin. Những người đang thực hiện điều hành công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh nhỏ hiện nay, chủ yếu chỉ hiểu về công nghệ thông tin chung, không chuyên sâu về công nghệ chuyển đổi số trong ngành y tế, đa phần là trình độ cao đẳng và số ít có trình độ đại học. Với đặc thù công việc bận rộn ứng dụng công nghệ thông tin ban đầu sẽ tạo ra khó khăn với đội ngũ cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ lớn tuổi.

4. Giải pháp chuyển đổi số trong ngành y tế
Chuyển đổi số ngành y tế là hành trình gian nan, cần có sự đầu tư, tìm hiểu kỹ lưỡng. Để thành công doanh nghiệp cần phải sáng suốt trong việc lựa chọn phần mềm chuyển đổi số phù hợp đáp ứng được nhu cầu hiện có của bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương. Hệ thống tự động hoá doanh nghiệp WEONE chính là một lựa chọn tối ưu để các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh có thể gia nhập hành trình chuyển đổi số thuận lợi, dễ dàng.
Quản lý quy trình thủ tục liên quan đến ngành y tế hiệu quả
Hệ thống tự động hoá doanh nghiệp WEONE đảm bảo sẽ đưa tới giải pháp quản lý quy trình thủ tục hiệu quả. Mọi quy trình khám chữa bệnh, lên lịch ca mổ, đặt lịch hẹn khám, chẩn đoán và cấp thuốc cho bệnh nhân đều có thể được số hoá 100% lên hệ thống. Các biểu mẫu form thông tin đi kèm cũng được chuyển đổi linh hoạt đồng bộ ngay trên phần mềm. Điều này sẽ giúp mỗi quy trình khám chữa bệnh, cấp thuốc hay quản lý bệnh viện, cơ sở y tế sẽ được hoàn thành nhanh chóng, hạn chế tối thiểu những chậm trễ trong công tác khám chữa bệnh.
WEONE có thể giúp các bệnh viện có thể đăng ký thủ tục tiến hành phẫu thuật, xét các hồ sơ bệnh án một cách nhanh chóng. Đồng thời các bác sĩ, lãnh đạo bệnh viện có thể tiết kiệm tới 90% thời gian so với làm việc theo phương thức truyền thống bởi mọi thủ tục, hồ sơ đều có thể đồng thời xét duyệt ngay trên WEONE. Ngoài ra chi phí in ấn, giao vận hay lưu trữ giấy tờ cũng có thể được tối ưu.
Điểm đặc biệt chính là trạng thái mỗi quy trình đều được tự động lưu lại báo cáo chi tiết thông qua màn hình dashboard trực quan, khoa học. Nhờ WEONE việc số hoá quy trình thủ tục trong các bệnh viện, cơ sở y tế trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Quản lý công việc khoa học
Với phân hệ vượt trội quản lý công việc, WEONE có thể linh hoạt áp dụng dễ dàng vào thực tiễn hoạt động ngành y tế. Hình thức giao việc linh hoạt có thể giao việc 1:1 giúp lãnh đạo cấp cao Bộ Y tế dễ dàng giao việc xuống lãnh đạo bệnh viện, từ giám đốc bệnh việc cho nhân viên cấp dưới. Với công việc cần sự cộng tác của nhiều cá nhân như liên quan tới việc triển khai chỉ thị quan trọng, tiến hành ca phẫu thuật các bệnh viện có thể lựa chọn hình thức giao việc theo quy trình hoặc theo nhóm,…Chính bởi hình thức giao việc linh hoạt ấy mà WEONE có thể nhanh chóng thích ứng với thực tế công việc trong ngành y tế giúp quá trình chuyển đổi số ngành y tế trở nên dễ dàng hơn.
Đặc biệt hiệu suất công việc của mỗi một bác sĩ, nhân viên y tế đều được cập nhật chính xác theo thời gian thực. Với nhiều dạng biểu đồ khác nhau kanban, bảng, lịch, gantt, theo ngày kết thúc, lãnh đạo có thể dễ dàng theo dõi và tiến hành phân bổ nguồn lực sao cho phù hợp, đưa ra các đánh giá một cách khách quan, minh bạch, nâng cao chất lượng hoạt động y tế.
Ngoài ra với phân hệ quản lý công việc của Hệ thống tự động hoá WEONE thì khi thực hiện công việc nhân viên y tế, y bác sĩ hoàn toàn có thể tương tác với lãnh đạo, báo cáo trực quan ngay trên phần mềm. Từ đó giúp quá trình hoàn thiện công việc đặc thù của ngành y tế trở nên khoa học, dễ dàng và hiệu quả hơn.

Quản lý kho tài liệu thông minh, tiết kiệm
Hoạt động trong ngành y tế mỗi cơ sở, bệnh viện đều lưu trữ rất nhiều hồ sơ bệnh nhân cũng như giấy tờ liên quan tới kiểm định chất lượng trang thiết bị, hoá đơn chứng từ nhập thuốc, dược phẩm,… Và nếu lưu trữ theo phương thức truyền thông sẽ rất tốn diện tích, khó bảo quản, phát sinh nhiều chi phí. Bởi vậy nhờ Hệ thống tự động hoá WEONE mà vấn đề này sẽ được giải quyết triệt để. Mọi hồ sơ, tài liệu, giấy tờ kiểm định về vật tư y tế, hoá đơn thuốc, công văn, chỉ thị,… đều có thể được đồng bộ trực tiếp từ máy tính cá nhân lên hệ thống WEONE. Đặc biệt hiểu được nhu cầu thực tế của các bệnh viện, cơ sở y tế, WEONE còn có chức năng đẩy trực tiếp tài liệu từ máy scan lên WEONE.

Ngoài ra với những tài liệu y tế quan trọng, công văn, chỉ thị mật,… WEONE có thể đảm bảo an toàn bằng việc đặt mật khẩu bảo mật, phân quyền cho từng cá nhân, phòng ban. Giấy tờ của mỗi nhân viên cũng có thể tiến hành tự quản lý ngay trên hệ thống. Mọi giấy tờ, hồ sơ tập trung có thể dễ dàng phân loại khoa học và chỉnh sửa dễ dàng. Đó là những ưu điểm vượt trội của WEONE giúp chuyển đổi số ngành y tế nhanh chóng, hiệu quả.
Như vậy, với những tính năng vượt trội trên WEONE xứng đáng trở thành công cụ đắc lực trong quá trình chuyển đổi số ngành y tế. Nhờ WEONE bệnh viện, cơ sở y tế có thể dễ dàng tìm thấy lộ trình chuyển đổi số phù hợp, linh hoạt, hiệu quả. Có thể khẳng định WEONE chính là người bạn đồng hành uy tín, chất lượng trên hành trình chuyển đổi số ngành y tế.