Theo số liệu từ tạp chí SHRM, 60% nhân sự toàn cầu sẽ được chuyển sang môi trường tự động hóa do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch COVID-19. Dưới đây sẽ là 5 xu hướng nổi bật về lĩnh vực quản lý nhân sự trong kỷ nguyên số dành riêng cho các HR.
“Work from home” tiếp tục trở thành xu hướng
Đại dịch COVID-19 bùng phát khiến hàng loạt các quốc gia trong đó có Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, khiến cho hầu hết hoạt động của con người chuyển sang hình thức online. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn đến các doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. Thách thức đối với những người làm nhân sự là giải quyết vấn đề nhân lực sao cho phù hợp.
Bên cạnh đó, HR cũng chính là những người sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cho người lao động để họ dần thích nghi với môi trường làm việc. Song song với xu hướng quản lý nhân sự từ xa là những yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng kỹ thuật của doanh nghiệp cũng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm lý cho người lao động
Theo khảo sát người lao động ở Mỹ, 40% những người tham gia đang trải qua các cuộc đấu tranh về tinh thần hoặc lạm dụng chất kích thích do hậu quả của đại dịch. Trong bối cảnh mọi hoạt động đều gói gọn thông qua màn hình máy tính, người làm quản lý nhân sự cần đầu tư vào quá trình chăm sóc “sức khỏe tinh thần” cho nhân viên.
Điều này thể hiện ở việc quan tâm, lắng nghe, chia sẻ những tâm tư nguyện vọng của người lao động; từ đó cung cấp những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho họ. Đây không chỉ là hành động thể hiện tính nhân văn trong văn hóa của doanh nghiệp mà còn có thể là điểm nhấn giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt nhiều ứng viên, khách hàng và đối tác.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý nhân sự
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những yêu cầu rất cao về công tác chuyển đổi số, Việt Nam cũng không nằm ngoài những xu hướng này. Năm 2022 được dự đoán là một năm sôi động của thị trường phần mềm quản lý nhân sự, bởi lẽ mọi hoạt động đều diễn ra online, đòi hỏi phải có những ứng dụng trợ giúp để công việc được điều phối nhịp nhàng, thống nhất. Bên cạnh đó là nắm bắt kịp thời tình hình nhân sự và đưa ra nhiều phương án hỗ trợ hợp lý.
Tập trung thu hút nguồn lao động tự do
Theo Peter Miscovich, Giám đốc điều hành tại JLL Consulting, sau đại dịch có tới 80% lực lượng lao động sẽ làm việc tự do vào năm 2030. Tác động của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến hai hệ quả: Một là khiến các doanh nghiệp xem xét lại mô hình tuyển dụng và quản lý nguồn lao động; Hai là tiến hành chuyển đổi lực lượng lao động hướng đến nguồn nhân lực trẻ – thế hệ Gen Z, một thế hệ năng động, sáng tạo, mong muốn được công nhận và phát triển bản thân ở các lĩnh vực đem lại cho họ giá trị phong phú.
Chính vì thế người quản lý nhân sự cần tập trung thu hút nguồn nhân sự tự do dồi dào này, nghiên cứu tìm hiểu kĩ về đặc điểm cụ thể của họ để nắm bắt nhu cầu, tận dụng thế mạnh và giải quyết những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản trị nhân lực.
Từng bước nâng cao trải nghiệm của người lao động
Từ sau khi đại dịch bùng phát cho đến khi cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới, con người dần thích nghi với điều kiện làm việc từ xa thì những nhu cầu, mong muốn của người lao động cũng dần thay đổi. HR cần hiểu rõ những vấn đề mà nhân sự của họ đang gặp phải, kể cả vật chất hay tinh thần để có biện pháp cải thiện chất lượng môi trường làm việc cho phù hợp với tình hình, đồng thời có kế hoạch hỗ trợ thông qua khảo sát.
Như vậy trên đây chính là 5 xu hướng quản lý nhân sự phổ biến mà các HR không thể bỏ qua. Để thích ứng với những thách thức mới trong tương tai, doanh nghiệp nói chung và HR nói riêng cần có kế hoạch khoa học, chặt chẽ, từ đó bứt phá và đem lại kết quả như mong muốn.