Tuyển dụng trong doanh nghiệp không đơn giản. Để tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho các vị trí, đòi hỏi các công ty cần có chiến lược tuyển dụng riêng. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối nguồn nhân lực chất lượng, Talent Acquisition chính thức ra đời. Vậy Talent Acquisition là gì? Talent Acquisition đem lại lợi ích như thế nào? Cách áp dụng Talent Acquisition vào doanh nghiệp ra sao? Cùng WEONE tìm hiểu ngay thôi nào!
Talent Acquisition là gì?
Talent Acquisition là một thuật ngữ sử dụng trong ngành nhân sự, có nghĩa là thu hút nhân tài. Bản chất của Talent Acquisition là một phương pháp tuyển dụng mới dựa trên việc xây dựng mới quan hệ và lựa chọn những ứng viên tiềm năng, nhằm đáp ứng những vị trí còn thiếu sót trong doanh nghiệp. Công việc này mang tính chiến lược dài hạn. Để áp dụng Talent Acquisition thành công, đòi hỏi doanh nghiệp cần có kế hoạch tuyển dụng nhân sự liên tục, rõ ràng.
Sự khác nhau giữa cách tuyển dụng truyền thống và Talent Acquisition nằm ở sự khác biệt giữa dài hạn và ngắn hạn, giữa tính chiến lược và chiến thuật. Cụ thể nếu như tuyển dụng truyền thống chỉ bao gồm những hoạt động liên quan chủ yếu đến ứng viên như: sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, đánh giá và lựa chọn thì Talent Acquisition làm một phạm trù rộng hơn, với tầm nhìn chiến lược hơn. Talent Acquisition không chỉ đơn giản là lấp đầy vị trí hiện tại mà nó còn đảm bảo sự vận hành của bộ máy nhân sự trong tương lai.
Lợi ích Talent Acquisition mang lại cho doanh nghiệp
Sau khi đã hiểu rõ Talent Acquisition nghĩa là gì, WEONE sẽ cùng bạn khám phá lợi ích thiết thực mà Talent Acquisition mang lại. Như đã phân tích rõ bên trên, Talent Acquisition là một phương pháp tuyển dụng mới, có yếu tố chiến lược và dài hạn. Talent Acquisition không chỉ dừng lại ở việc tìm nhân sự tiềm năng cho các vị trí còn thiếu doanh nghiệp mà đó còn là quá trình chọn lọc, tuyển lựa nhân sự và theo dõi những ứng viên không đạt để tuyển dụng họ vào vị trí khác trong tương lai.
Hiểu đơn giản, Talent Acquisition hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập và duy trì nhóm ứng viên bền vững, từ đó sẵn sàng đáp ứng nhân sự chất lượng cho các đợt tuyển dụng, tránh tình trạng tuyển dụng đột ngột, khó tìm được ứng viên phù hợp nhanh chóng. Hơn thế, thông qua các hoạt động của Talent Acquisition, doanh nghiệp sẽ xây dựng vững chắc hình ảnh thương hiệu, gia tăng tập khách hàng tiềm năng tự nhiên.
Lý do Talent Acquisition dần thay thế tuyển dụng truyền thống
Khi áp dụng tuyển dụng truyền thống, doanh nghiệp sẽ gặp phải hiện tượng 15/5/3/1. Tức nếu có 15 CV gửi về thì có 5 ứng viên tham gia phỏng vấn, doanh nghiệp có thể chỉ chọn lọc được 3 trong 5 ứng viên và cuối cùng chỉ ký hợp đồng với duy nhất 1 nhân sự. Như vậy sau mỗi đợt tuyển dụng, doanh nghiệp cần mất thời gian, công sức để tìm nhiều ứng viên, nhưng lại chỉ chọn 1 người phù hợp. Thậm chí một số trường hợp, doanh nghiệp không thể tìm được ứng viên tiềm năng như mong muốn hoặc không có bất kỳ CV nào gửi về.
Ngược lại, khi tổ chức tuyển dụng theo phương pháp Talent Acquisition, nhờ vào quá trình theo dõi, chăm sóc ứng viên tiềm năng, doanh nghiệp hoàn toàn dễ dàng trong việc tuyển chọn nhân sự cho mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, đồng thời có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí tuyển dụng đáng kể. Chính vì thế, Talent Acquisition đang dần thay thế hình thức tuyển dụng truyền thống cũ kỹ.
Talent Acquisition là làm gì?
Talent Acquisition khá quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhiệm vụ của Talent Acquisition sẽ bao gồm:
Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược là nhiệm vụ đầu tiên cần thực hiện khi áp dụng Talent Acquisition. Đối với tuyển dụng truyền thống, khi tìm được ứng viên là kết thúc quá trình. Tuy nhiên đối với Talent Acquisition, quá trình này vẫn tiếp diễn nhằm xây dựng một hội nhóm bao gồm các ứng viên tiềm năng, phù hợp với văn hóa công ty. Vì thế như nhắc về Talent Acquisition, cần hoạch định chiến lược theo mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Phân định nguồn nhân lực
Phân định nguồn nhân lực trong Talent Acquisition giúp các đơn vị nắm rõ được vai trò, năng lực và khả năng phát triển của từng ứng viên trong tương lai. Riêng đối với doanh nghiệp quy mô lớn, Talent Acquisition có nhiệm vụ phân định nguồn nhân lực cho tất cả các vị trí ở từng phòng ban.
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng
Xây dựng thương hiệu tuyển dụng trong phương pháp Talent Acquisition là quá trình xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Mục đích cuối nhằm nâng cao uy tín thương hiệu trước đối thủ. Hiện tại, có rất nhiều hình thức quảng bá hình ảnh thương hiệu tuyển dụng tới ứng viên. Đó có thể là qua fanpage, website tuyển dụng, profile LinkedIn, hoặc tự kể lại một câu chuyện của nhân sự bất kỳ,…
Xây dựng cộng đồng ứng viên
Xây dựng cộng đồng ứng viên trong Talent Acquisition bao gồm các hạng mục:
- Nâng cao trải nghiệm ứng viên
- Quản lý cộng đồng ứng viên tiềm năng
- Kết nối liên hệ ứng viên cũ chưa phù hợp với vị trí tuyển dụng hiện tại.
Talent Acquisition không đặt bất kỳ giới hạn nào trong việc tìm kiếm ứng viên. Trong khi đó, tuyển dụng nhân sự thường đặt ra các điều kiện lựa chọn ứng viên nên việc tìm được CV phù hợp rất khó khăn.
Đo lường và dự đoán nhân lực
Đo lường và dự đoán nhân lực trong Talent Acquisition là việc tập hợp cơ sở dữ liệu đánh giá những điểm thiếu sót, chưa đạt khi doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên tiềm năng. Từ đây giúp các công ty đưa ra định hướng tuyển dụng chuẩn xác hơn.
Cách thức áp dụng Talent Acquisition vào trong doanh nghiệp
Để áp dụng Talent Acquisition, doanh nghiệp cần thực hiện các hạng mục:
Nâng cao thương hiệu tuyển dụng
Để tạo mối quan hệ thân thiết với ứng viên tiềm năng, cần đảm bảo họ biết và có thiện cảm với doanh nghiệp của bạn. Hãy cố gắng xây dựng một trang web hoặc fanpage tuyển dụng với đầy đủ thông tin công ty hoặc thậm chí là hội nhóm mà ứng viên có thể chia sẻ cảm nhận chân thực nhất.
Tạo nguồn ứng viên
Hiện tượng “ứng viên đi tìm việc” đã không còn. Đối với Talent Acquisition, các doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm nhân tài thông qua forum, diễn đàn, mạng xã hội hoặc cộng đồng nhân sự trong ngành. Thêm vào đó, bạn đừng bỏ qua các sự kiện networking, hội thảo để tìm ra ứng viên sáng giá. Những công việc tạo nguồn ứng viên cần thực hiện đều đặn hàng tuần để nâng cao vị thế, tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng nhân sự tiềm năng.
Quản lý dữ liệu khoa học
Dữ liệu ứng viên là kim chỉ nam giúp những người làm Talent Acquisition sớm đạt được mục tiêu đã định. Dữ liệu thu được càng nhiều chứng tỏ nguồn ứng viên càng hiệu quả. Tuy nhiên doanh nghiệp cần quản lý dữ liệu khoa học, rõ ràng để khi cần thiết có thể sử dụng một cách thuận tiện nhất. Tránh tình trạng doanh nghiệp sở hữu dữ liệu đa dạng nhưng khó áp dụng bởi quản lý lỏng lẻo, thiếu khoa học dẫn tới thiếu sót.
Các bước triển khai Talent Acquisition chi tiết
Dưới đây là quy trình các bước triển khai Talent Acquisition chi tiết bạn có thể tham khảo:
- Hiểu rõ vị trí cần tuyển dụng: Số lượng nhân sự cần tuyển, công việc đảm nhận, tính cách phù hợp,…
- Viết mô tả công việc và nội dung tin tuyển dụng: Bao gồm công việc cần thực hiện, yêu cầu ứng viên, thông tin địa điểm và thời gian làm việc, cách thức nộp CV, thời hạn tuyển dụng,…
- Đăng tin tuyển dụng trên các nền tảng: Quảng bá tin tuyển dụng trên website chính thức website tuyển dụng, blog công ty, fanpage, linkedIn, email tự động,…
- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc online
- Duy trì mối quan hệ gắn bó với ứng viên: Đây là hạng mục tuyển dụng truyền thống không có
- Đánh giá quy trình tuyển dụng của Talent Acquisition thông qua dữ liệu về các chỉ số thu được.
Như vậy thông qua bài viết, chắc chắn bạn đã hiểu rõ Talent Acquisition là gì. Có thể thấy rằng, Talent Acquisition là phương pháp tuyển dụng mới, mang tính chiến lược. Talent Acquisition hướng tới việc hỗ trợ doanh nghiệp thu hút tập ứng viên tiềm năng bằng cách xây dựng thương hiệu tuyển dụng, truyền tải thông điệp giá trị công ty hướng tới.