Mô hình ASK là gì? Cách đánh giá năng lực nhân sự theo ASK

5/5 – (6 bình chọn)

Khách quan và minh bạch là hai tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực làm việc của nhân viên. Tại các doanh nghiệp, mô hình ASK được coi là phương pháp hiệu quả nhất đảm bảo được các yếu tố trên. Vậy mô hình ASK là gì? WEONE sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ASK cũng như vai trò của mô hình này trong quản trị doanh nghiệp.  

mô hình ask

Mô hình ASK là gì?

ASK là viết tắt của Attitude, Skill và Knowledge, được hiểu đơn giản là thái độ, kỹ năng và kiến thức. Doanh nghiệp sử dụng mô hình ASK gồm có bộ 3 nhóm trên để đánh giá năng lực làm việc của các nhân viên. Cụ thể:

  • Attitude – Thái độ: Là nhóm thuộc về phạm vi cảm xúc. Bao gồm những hành vi, thái độ của nhân viên khi tiếp cận và thực hiện công việc. Ví dụ: nhân viên thủ quỹ cần có tính trung thực. Ngược lại, với những ai làm trong teamwork thì sự chia sẻ, hòa đồng sẽ là tiêu chí đánh giá đầu tiên. 
  • Skill – Kỹ năng: Ở đây được hiểu là các kỹ năng mềm, tức là các kỹ năng thuộc ngoài phạm trù kiến thức chuyên môn. Ví dụ: kỹ năng quản trị rủi ro, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết các vấn đề phát sinh…
  • Knowledge – Kiến thức: Thuộc sự hiểu biết về chuyên môn và khả năng tư duy, tiếp cận công việc của nhân viên. Ví dụ: trình độ ngoại ngữ, tin học, trình độ chuyên môn…

Trong ASK, chúng ta không thể xác định được nhóm đánh giá nào là quan trọng nhất bởi một nhân viên được coi là có năng lực tốt chỉ khi họ hội tụ đầy đủ 3 yếu tố trên. 

Vai trò của mô hình ASK trong quản trị nhân sự

Một số vai trò của ASK trong quản trị nhân sự như sau:

Chọn lọc ứng viên trong tuyển dụng

Trong bộ 3 nhóm đánh giá của mô hình ASK sẽ có một số kiến thức, thái độ và kỹ năng chính, được coi là bắt buộc trong tuyển dụng. Dựa vào bảng tiêu chuẩn này, doanh nghiệp có thể rút ngắn quá trình phỏng vấn nhưng vẫn đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một ứng viên sáng giá nào. Ngoài ra, ASK còn rất hữu ích trong việc tìm kiếm các ứng viên. Bộ phận nhân sự có thể dựa vào đó để chọn lọc các ứng viên phù hợp. 

Đánh giá và nhận xét ứng viên sau phỏng vấn

Khi doanh nghiệp đã áp dụng ASK trong tuyển dụng thì hãy tiếp tục sử dụng công cụ này để đánh giá năng lực của các nhân viên mới. Trong giai đoạn này, các biểu hiện về thái độ, kỹ năng và kiến thức của người mới sẽ được làm rõ và có thể được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp. Đây là bước sàng lọc nhân viên cuối cùng, những người nào không thật sự phù hợp cũng sẽ bị loại bỏ. 

ASK giúp đánh giá ứng viên sau phỏng vấn

Đánh giá và nhận xét nhân viên trong doanh nghiệp

Song song với việc theo dõi sát sao người mới thì vấn đề quản lý người cũ cũng cần được chú trọng. Để doanh nghiệp hướng tới sự chuyên nghiệp – bền vững – hiện đại thì bản thân mỗi nhân viên phải đáp ứng được các nhóm tiêu chí về thái độ – kỹ năng – kiến thức.

Thay vì đánh giá giữa các nhân viên với nhau theo một khuôn mẫu chung nhất định, chúng ta hãy so sánh với chính bản thân họ trong quá khứ để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi. Từ đó, người quản lý đưa ra sự nhắc nhở hoặc phương pháp điều chỉnh phù hợp.

Cùng với Onboarding xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đào tạo nội bộ

Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp quản lý nhân sự khác nhau. ASK và Onboarding được coi là một bộ đôi hoàn hảo giúp đánh giá năng lực và đào tạo nhân viên một cách chính xác nhất. Thông thường, Onboarding sẽ được tiến hành trước – khi nhân viên bắt đầu tiếp cận công việc. Sau đó, doanh nghiệp sẽ áp dụng ASK để tiếp tục đánh giá và nhận xét về năng lực làm việc của nhân viên.

mô hình ask
ASK Và Onboarding là một bộ đôi hoàn hảo trong quản lý nhân sự

Thang đánh giá trong mô hình tam giác ASK

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về từng nhóm đánh giá trong tam giác ASK.

Về Attitude (Thái độ)

Có 5 mức độ đánh giá về phẩm chất của nhân viên như sau:

  • Completely focussed – Tập trung hoàn toàn: Nhân viên tiếp nhận quá trình đào tạo với một thái độ nghiêm túc, tập trung và cuốn hút. Họ cũng rất sẵn sàng để tìm hiểu và mở rộng vùng kiến thức của mình.
  • Determined – Quyết tâm: Nhân viên dành phần lớn thời gian để học hỏi nhằm mục đích tiến bộ thật nhanh.
  • Interested – Quan tâm: Nhân viên dành nhiều thời gian để cố gắng cải thiện các kỹ năng và kiến thức bản thân.
  • Casual – Bình thường: Nhân viên dành ít thời gian và không chú trọng vào việc học hỏi.
  • Uninterested – Không quan tâm: Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhân viên không quan tâm và không phù hợp với quá trình đào tạo. 

Về Skill (Kỹ năng)

Ở nhóm kỹ năng, chúng ta cũng có 5 mức độ như sau:

  • Highly skilled – Kỹ năng cao: Nhân viên thể hiện các kỹ năng của bản thân một cách gần như hoàn hảo và không sai sót.
  • Proficient – Thành thạo: Nhân viên thực hiện công việc một cách trôi chảy, dễ dàng.
  • Practised – Thực hành: Nhân viên tiếp cận công việc nhanh, ứng dụng các kiến thức đã học vào thực hành công việc.
  • Developing – Phát triển: Nhân viên bắt đầu tiếp cận, học hỏi và phát triển thêm các kỹ năng.
  • Beginner – Bắt đầu: Giai đoạn đầu tiên hay còn gọi là nhập môn. 
mô hình ask
Các mức độ đánh giá trong nhóm Skill – Kỹ năng

Về Knowledge (Kiến thức)

Việc đánh giá theo kiến thức có 5 mức độ dưới đây:

  • A thorough understanding – Thấu đáo: Nhân viên hiểu và nắm được tốt toàn bộ nội dung đào tạo.
  • A good understanding – Hiểu biết tốt: Nhân viên có cái nhìn toàn diện về nội dung đào tạo và trả lời tốt các câu hỏi của người hướng dẫn.
  • Basic understanding – Hiểu cơ bản: Trả lời được câu hỏi tại sao, khi nào, như thế nào nhưng ở mức cơ bản nhất.
  • One or two ideas – Đưa ra một hoặc hai ý tưởng: Nhân viên chỉ nắm được chút kiến thức nhưng không giải quyết được vấn đề.
  • No knowledge – Không kiến thức: Nhân viên hoàn toàn không có kiến thức về mảng công việc. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chấp nhận đào tạo từ đầu hoặc loại bỏ nhân viên. 

Doanh nghiệp áp dụng mô hình ASK như thế nào để đem lại hiệu quả nhất?

Chúng ta đã thấy được vai trò cũng như thang tiêu chuẩn đánh giá của mô hình ASK khi áp dụng trong doanh nghiệp. Vậy, cách thức áp dụng phương pháp này như thế nào? Có 2 bí quyết quan trọng như sau:

Hãy cá nhân hóa bộ từ điển năng lực của doanh nghiệp

Nghe có vẻ khó hình dung nhưng thực chất đây chỉ là cách xây dựng một bộ từ điển năng lực cho doanh nghiệp. Chúng ta có thể bắt đầu từ những năng lực cơ bản nhất sau đó hoàn thiện và phát triển nâng cao. Lưu ý, không nên quá chú trọng vào nhóm kiến thức, sự cân bằng giữa ba yếu tố thái độ – kỹ năng – kiến thức mới là quy chuẩn cho nhân sự trong doanh nghiệp.

mô hình ask
Ứng dụng của mô hình ASK cho doanh nghiệp

Tích hợp mô hình ASK trong ứng dụng công nghệ để phỏng vấn ứng viên

Tích hợp ASK trong các phần mềm chuyên dụng sẽ giúp bạn tốn ít thời gian hơn cho quá trình phỏng vấn các ứng viên. Bên cạnh đó, dựa vào ba nhóm năng lực trong ASK, nhà tuyển dụng cũng nhanh chóng chọn lựa được những ứng viên sáng giá và phù hợp nhất.

Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau trong quản trị nhân sự nhưng nhìn chung đều nhằm mục đích đánh giá một cách khách quan và chính xác năng lực của nhân viên. Hi vọng với các thông tin về mô hình ASK, các nhà quản trị nhân sự sẽ có được những tham khảo hữu ích. 

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255