Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp và những lưu ý “vàng” khi xây dựng

5/5 – (2 bình chọn)

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp luôn được coi là một trong những quy trình “linh hồn” kiến tạo nên giá trị và sự bền vững, lâu dài của cả 1 tập thể, là nền tảng quan trọng và cần phải có nếu người quản lý muốn lèo lái công ty vững chắc và định hướng sự gắn bó lâu dài cho nhân sự. Cụ thể như thế nào, bài viết dưới đây sẽ mang đến những thông tin tổng quan và khái quát.

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là gì?

Các công ty trên thế giới hiện nay phần đa đều tự mình xây dựng và sở hữu một bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp riêng biệt. Đây là tập hợp những quy định, quy tắc về hành vi, thái độ và lối cư xử nhân viên phải tuân theo khi sống trong tập thể, làm việc trong tổ chức nhất định. 

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là yếu tố tiên quyết tạo nên một tập thể vững bền

Tuy không có giá trị chính thức về mặt pháp lý, nhưng những điều đã được khẳng định trong quy tắc cũng được coi là kỷ luật riêng và tất cả nhân sự phải đáp ứng trong hành trình làm việc tại doanh nghiệp, với mục đích đảm bảo đủ đầy các giá trị về đạo đức, kinh doanh, tư duy, thái độ làm việc, thái độ hành xử. Từ đó, việc kiến tạo một môi trường làm việc văn hóa, văn minh và bền vững mới có cơ sở thực hiện và tiếp nối.

Tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Hàng loạt những “ông lớn” trong và ngoài nước như Vinamilk, AEON Việt Nam, Google… đều áp dụng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp và ghi nhận vô số tín hiệu tích cực về cả thái độ làm việc của nhân sự và tổng thể chất lượng bộ máy doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động. Đây chính là minh chứng lớn nhất cho sự quan trọng của yếu tố này trong tiến trình phát triển và đưa tập thể cùng bay cao, bay xa trên thương thường rộng lớn và khốc liệt.

Nhờ có sự xuất hiện của quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, chất lượng văn hóa doanh nghiệp của mọi công ty đều sẽ phát triển. Những quy tắc này không chỉ có tác dụng hình thành những quy chuẩn đạo đức và suy nghĩ tích cực cho nhân viên, mà còn có tầm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trọng điểm khác như:

  • Khẳng định tầm nhìn, giá trị cốt lõi và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó tạo động lực và xây dựng đường hướng phát triển hiệu quả, hợp lý nhất cho nhân sự
  • Đảm bảo tập thể nhân viên tự giác thực hiện đúng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp, không chỉ tạo nên một môi trường thực sự “sạch”, thực sự bền bỉ, vững chắc mà còn giúp họ tránh tuyệt đối những vi phạm liên quan đến pháp luật.
Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng
  • Giúp nhân sự hòa nhập dễ dàng với môi trường công ty nhờ những quy định rõ ràng, minh bạch, chi tiết và cụ thể. Văn hóa và các hoạt động nội bộ cũng sẽ có đường hướng phát triển, xây dựng hợp lý, đảm bảo mọi yếu tố trong các quy tắc.
  • Là sợi dây gắn kết trong tập thể nhân viên đông đảo. “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”, bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp cũng phần nào đi theo câu nói này để tạo nên những quy định, quy tắc thống nhất riêng và độc lập, giúp các nhân viên có sự trao đổi, bàn luận và cũng là yếu tố giữ chân nhân tài gắn bó với công ty

Chưa hết, khi nhân sự có thắc mắc hay câu hỏi gì liên quan đến các quyết định, môi trường làm việc hoặc có xung đột, quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp cũng sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình, trở thành nền tảng tham chiếu để đưa ra những giải pháp hợp lý và ổn thỏa nhất.

  • Bảo đảm bộ mặt thương hiệu của công ty luôn nhất quán. Doanh nghiệp khi xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử phù hợp, bền vững và ổn định cũng đồng nghĩa với việc khẳng định sự đáng tin cậy của những cam kết với đối tác khi làm việc, tạo lập một hình ảnh đẹp và chuẩn mực cho công ty trên thương trường nhiều cạnh tranh.
  • Thu hút và giữ chân những khách hàng tiềm năng. Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chính là nền tảng kiến tạo nên thái độ và cách thức làm việc của nhân viên. Nếu những quy tắc được xây dựng tốt và đạt chuẩn, chắc chắn dịch vụ và nguồn năng lượng mà nhân lực đem lại cho khách hàng sẽ được đánh giá cao và là yếu tố “kim cương” làm hài lòng khách, khiến họ tiếp tục muốn quay lại với doanh nghiệp.

Những lưu ý “vàng” để xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp

Hiểu rõ tầm quan trọng của bộ quy tắc ứng xử doanh nghiệp nhưng mọi thứ sẽ đổ sông đổ bể nếu như người quản lý không hiểu hoặc không biết cách xây dựng những quy định đúng đắn, hợp lý, vừa đi theo những sứ mệnh và phương hướng doanh nghiệp đặt ra, vừa phù hợp và làm hài lòng bộ máy nhân sự.

Xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp còn cần đảm bảo đúng mục tiêu và sứ mệnh công ty đã đặt ra

Thông thường, một bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp đầy đủ sẽ có các phần liên quan đến tổ chức tập thể, công việc, thái độ với đồng nghiệp, cấp trên/cấp dưới, với khách hàng, với cộng đồng, xã hội, với chính phủ quốc gia và với trách nhiệm thực thi vấn đề xã hội của doanh nghiệp. Tùy tính chất mà mỗi nơi sẽ tự mình xây dựng, quyết định những yếu tố cần và nên đưa vào bộ quy tắc.

7 lưu ý sau sẽ là những bước đệm mà người quản lý bắt buộc phải thuộc nằm lòng, từ đó xây dựng và phát triển theo quy trình quy củ, chuẩn xác và cụ thể nhất bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp tối ưu, đạt hiệu quả cao:

bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
Cần lưu ý nhiều yếu tố khi xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp
  • Nắm chắc mục tiêu của doanh nghiệp, tầm nhìn, sứ mệnh cũng như những giá trị cốt lõi công ty đã đề ra, đảm bảo các quy tắc phải đi theo hướng này nhằm làm bàn đạp lâu dài, giúp tập thể nhanh chóng đạt được những nhiệm vụ đã đặt ra
  • Nghiên cứu bộ quy tắc của những doanh nghiệp quy mô hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh, tìm hiểu lý do xây dựng của họ, từ đó phát triển theo mô hình phù hợp với công ty mình
  • Quan sát, phân tích những tình huống khó khăn đã gặp phải trước đây, từ đó làm nền tảng xây dựng quy tắc phù hợp ở thì hiện tại
  • Bàn luận, thống nhất ý kiến với lãnh đạo cũng như trưởng – phó các phòng ban để nắm được tình hình, mong muốn chung về mặt nhân sự, từ đó tìm ra và chốt các phương án có tính khả thi cao nhất
  • Soạn thảo các quy tắc và lấy ý kiến của nhân sự. Xem xét và chỉnh sửa những ý kiến bổ sung hợp lý, lưu ý vẫn phải đi theo những giá trị bên trên đã đề ra
  • Kiểm tra kỹ lưỡng tiến độ tham gia, chấp hành và thực hiện các quy tắc; kiểm tra kỹ lưỡng những sai phạm, nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục, kỷ luật nếu cần thiết
  • Thường xuyên đánh giá, kiểm tra kết quả tổng quan, so sánh sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp trước và sau khi thực hiện quy tắc. Liên tục thay đổi và chấp nhận những ý kiến, những bước tiến mới của thời đại để đảm bảo quy tắc đi đúng hướng, không quá cổ hủ và xa rời với yếu tố thực tiễn

Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp chính là nền tảng văn hóa doanh nghiệp, là “viên ngọc quý” tạo nên giá trị và tinh thần đoàn kết, vững bền cho cả 1 công ty, cả 1 tập thể người rộng lớn. Đúng hướng và thông minh trong xây dựng yếu tố này đã bước đầu giúp doanh nghiệp khẳng định được sức mạnh của mình trên thương trường.

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255

Link xem Xoilacz trực tiếp bóng đá chính thức