7 bước xây dựng thương hiệu doanh nghiệp thành công, vững mạnh

5/5 – (5 bình chọn)

Để xây dựng nên một thương hiệu doanh nghiệp từ những viên gạch đầu tiên không phải là điều dễ dàng. Bạn có thể có rất nhiều ý tưởng trong đầu, từ việc thương hiệu nên trông như thế nào, tạo cho người xem cảm giác gì, có đánh được vào tâm lý khách hàng không…? Cho dù có sáng tạo bao nhiêu, như để xây được một ngôi nhà vẫn phải trải qua các bước từ thiết kế, khảo sát đến chuẩn bị, thi công,… thì việc xây dựng một thương hiệu cũng phải trải qua từ những bước đi cơ bản đầu tiên.

Hoạt động xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là gì?

Theo các định nghĩa trong nhiều tài liệu về Marketing, hiểu đơn giản dưới góc độ doanh nghiệp thì thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp có tên riêng, sản phẩm, biểu trưng, ​​màu sắc, phông chữ, tiếng nói và danh tiếng tạo nên những gì họ đã và đang gây dựng, ảnh hưởng đến cách khách hàng tiếp cận, đánh giá họ.

xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Mỗi thương hiệu đại diện cho một sản phẩm riêng

Trước khi bắt tay vào thiết kế và định hình một thương hiệu cho riêng mình cần đảm bảo rằng hình ảnh này sẽ là mục tiêu và đích đến cuối, theo đuổi nó đến cùng và không sao nhãng, phân tâm. Sự nhất quán trong ý tưởng và kiên trì theo đuổi mới chính là bước khởi đầu trong việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. 

Vì sao cần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp?

  • Đối với doanh nghiệp:

Thương hiệu giúp doanh nghiệp đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc của sản phẩm. Khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng và sâu rộng hơn ngay cả khi đó là một chủng loại hàng hóa mới (ví dụ như Gucci, Zara, HM …); tạo ra cơ hội thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đối với các thương hiệu mạnh.

  • Đối với người tiêu dùng (khách hàng):

Thương hiệu đối với người tiêu dùng trở thành công cụ nhanh chóng cũng như là cách đơn giản hóa quyết định mua sản phẩm của khách hàng, góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Hay thương hiệu quen thuộc hay nổi tiếng sẽ làm giảm lo lắng về rủi ro khi mua hàng của khách hàng tiềm năng.

7 bước chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Có khá nhiều tài liệu, sách tham khảo cho việc làm thế nào để xây dựng một thương hiệu cho riêng mình như Branding 4.0, Brand & Bricks – Xây Dựng Thương Hiệu Từ Những Viên Gạch Đầu Tiên hay cuốn Đột phá tư duy thương hiệu, nhưng để hướng tới những kiến thức phức tạp và giá trị hơn cần biết 7 bước cơ bản sau để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp:

  1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh.
  2. Chọn khách hàng mục tiêu và đặc điểm thương hiệu của bạn.
  3. Chọn tên doanh nghiệp của bạn.
  4. Chọn khẩu hiệu.
  5. Chọn bộ nhận diện thương hiệu.
  6. Thiết kế logo thương hiệu của bạn.
  7. Áp dụng bộ nhận diện trên toàn bộ doanh nghiệp.
xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Trong nhiều tài liệu số bước cơ bản có thể khác nhau, nhưng chúng sẽ đều mang đầy đủ toàn bộ khía cạnh của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

#1 Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh

Trước khi bắt đầu đưa ra bất kỳ quyết định nào về xây dựng hay tạo lập thương hiệu doanh nghiệp, bạn cần phải tìm hiểu thị trường hiện tại: khách hàng của bạn sẽ là ai, và đâu là những đối thủ cạnh tranh hiện tại của bạn? Có rất nhiều cách để thăm dò thị trường và thu về rất nhiều thông tin giá trị cho doanh nghiệp của mình: 

  • Hỏi han bất kì người quen nào của bạn, họ hoàn toàn có thể trở thành khách hàng, đối thủ hay những kênh thông tin đáng tin cậy nhất để bạn có thể dựa vào
  • Quan sát, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, chọn lọc nhóm đối tượng để nghiên cứu hành vi
  • Nghiên cứu thị trường với sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, hay theo cách truyền thống bằng các câu hỏi khảo sát, email, điện thoại,…

Những điều bạn sẽ cần rút ra sau quá trình nghiên cứu thị trường là: 

  • Đâu là tệp khách hàng bạn sẽ dễ bán được sản phẩm nhất?
  • Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của bạn là ai?
  • Sở thích, thói quen tiêu dùng của khách hàng là gì?
Việc xử lý những thông tin trên trước khi tiếp tục là điều tối quan trọng, vì nó cho bạn biết nên tập trung vào điều gì, phát triển thương hiệu của mình như thế nào và cách bạn tạo vị thế khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

#2 Chọn khách hàng mục tiêu và đặc điểm thương hiệu của bạn

Một thương hiệu không thể làm vừa lòng tất cả mọi người, nhất là khi nó mới ra đời, vậy nên hãy chỉ tập trung vào một nhóm khách hàng trước tiên đã. Điều quan trọng là thông qua bước 1, hãy tìm ra nhóm khách hàng đó, điều chỉnh thương hiệu để vừa không mất bản sắc riêng của bạn vừa phù hợp với đối tượng của nó. Sau khi hoàn thành nghiên cứu khách hàng, một số điều bạn có thể làm để xây dựng đặc điểm thương hiệu của mình:

  • Tuyên bố định vị thương hiệu với thị trường: Khẳng định thương hiệu của bạn với khách hàng, và cả các đối thủ cạnh tranh. Đây có thể là một tuyên bố hỗ trợ cho khẩu hiệu và khéo léo thể hiện USP (Lợi điểm bán hàng độc nhất – Unique Selling Point) của sản phẩm.
  • Chọn ra một số từ mô tả thương hiệu của bạn: Bạn nên gắn thương hiệu của mình với 3-5 tính từ để có thể gây tiếng vang với khách hàng, tạo sự mô tả sinh động và chân thật hơn.
  • Chọn ra một hình thức ẩn dụ cho thương hiệu của bạn: Nếu bạn cảm thấy tính từ là chưa đủ (và trong hầu hết trường hợp là chưa đủ), thì một hình thức ẩn dụ: gắn thương hiệu, sản phẩm của bạn với 1 hình tượng như một con vật, một sự kiện,… sẽ là một hình thức thu hút, khơi gợi sự tò mò của khách hàng đến với sản phẩm.

#3 Chọn tên doanh nghiệp của bạn

Không gì độc đáo hơn một cái tên độc đáo. Tuy một thương hiệu không chỉ là một cái tên, những đặc điểm, danh tiếng của bộ nhận diện thương hiệu của công ty thực sự là những gì mang lại ý nghĩa cho cái tên trên thị trường. Có rất nhiều cách tạo ra tên của một thương hiệu, hãy tùy biến dựa vào đặc điểm sản phẩm và công ty của bạn: 

  • Tạo ra một từ mới, như Pepsi.
  • Sắp xếp lại một từ không liên quan , như Apple for computers.
  • Sử dụng một từ gợi ý hoặc phép ẩn dụ , như Buffer.
  • Hãy mô tả công ty theo nghĩa đen, như The Shoe Company.
  • Thay đổi một từ bằng cách xóa các chữ cái, thêm các chữ cái hoặc sử dụng phần cuối bằng tiếng Latin, như Tumblr (Tumbler) hoặc Activia.
  • Tạo một từ viết tắt từ một tên dài, như HBO (Home Box Office).
  • Kết hợp hai từ: Pinterest (ghim + sở thích) hoặc Snapple (nhanh + táo)
Không có điều gì gây ấn tượng nhanh hơn 1 cái tên độc đáo

#4 Chọn khẩu hiệu

Một khẩu hiệu hấp dẫn là một nội dung ngắn gọn và mang tính mô tả mà bạn có thể sử dụng làm khẩu hiệu trên các phương tiện truyền thông, tiêu đề trang web, danh thiếp và bất kỳ ấn phẩm hay nội dung nào khác mà công ty cần tạo sức ảnh hưởng lớn.

xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Khẩu hiệu có thể được thay đổi mỗi khi công ty tiếp cận với một mục đích mới, ví dụ điển hình là Pepsi: Pepsi đã trải qua hơn 30 khẩu hiệu trong vài thập kỷ qua

Một khẩu hiệu tốt là ngắn gọn, hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh để tăng nhận thức về thương hiệu. Dưới đây là một số cách để tiếp cận việc viết một khẩu hiệu phổ biến

  • Tuyên bố chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Death Wish Coffee: “Cà phê ngon nhất thế giới”
  • Sử dụng phép ẩn dụ. Ví dụ Redbull: “Redbull gives you wings..” 
  • Tận dụng tinh thần khách hàng. Ví dụ: Nike “Just do it.”
  • Ngoài ra còn có các cách sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, chơi chữ và diễn đạt thương hiệu theo đúng nghĩa đen

#5 Chọn bộ nhận diện thương hiệu

Khi đã có tên thương hiệu, thứ tiếp theo cần suy nghĩ chính là những gì trực quan khách hàng cảm nhận được khi tiếp cận sản phẩm, cụ thể là màu sắc và font chữ đặc trưng cho thương hiệu của bạn. Điều này càng thể hiện tầm quan trọng của mình khi công ty bắt đầu xây dựng trang web riêng cho thương hiệu.

Màu sắc

Màu sắc không chỉ xác định giao diện thương hiệu của bạn mà còn truyền tải thông điệp bạn muốn gửi đến khách hàng. Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm lý, ví dụ như màu vàng mang đến sự tươi tắn, trẻ trung, trong khi đó màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, sự tương ái và sẻ chia. 

Bên cạnh đó, màu sắc còn giúp dự đoán cảm xúc từ đó điều tiết các quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Màu sắc là lý do chính khiến 85% người tiêu dùng cho lựa chọn những gì họ mua và tới 90% quyết định về sản phẩm chỉ dựa trên màu sắc. Rất khó để vừa tránh màu sắc đã được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh, vừa truyền tải được thông điệp sản phẩm, vừa đi theo bộ nhận diện thương hiệu.

xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Màu sắc ảnh hưởng trực quan tới các quyết định mua hàng

Font chữ 

Lựa chọn font phù hợp là vô cùng cần thiết khi phải vừa xem xét ngữ cảnh, tính chất và độ thẩm mĩ của font, vì chữ là thành phần khách hàng luôn luôn tìm kiếm và để ý, một font chữ hợp mắt sẽ tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó nâng cao doanh số và tạo ra nhiều lợi nhuận.

Quy tắc duy nhất khi chọn font chữ là sự đơn giản. Chọn tối đa hai phông chữ để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng: một cho tiêu đề và một cho nội dung (không bao gồm font chữ trong bộ nhận diện thương hiệu). Bạn có thể sử dụng các cặp phông chữ để có nhiều hơn những lựa chọn phông chữ phù hợp với nhau.

#6 Thiết kế logo thương hiệu của bạn

Logo thương hiệu là bộ mặt của sản phẩm, đại diện cho sản phẩm, xuất hiện ở bất kì đâu nó được nhắc tới. Thiết kế logo thương hiệu có lẽ là một trong những điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ về việc xây dựng một thương hiệu mới.

Trong trường hợp lý tưởng nhất, bạn có thể sẽ muốn tạo ra logo bằng một biểu tượng độc đáo, dễ nhận biết và có thể mở rộng để sử dụng, in ấn ở mọi kích thước. Có khá nhiều loại logo để doanh nghiệp tham khảo: Biểu tượng, dấu chữ cái, kết hợp, linh vật, v.v…

Trong nhiều trường hợp việc lên ý tưởng và thiết kế một logo cần khá nhiều thời gian, kiến thức, và cả trình độ thẩm mỹ. Vì vậy các công ty nhỏ thường thuê người ngoài thiết kế logo, hoặc tổ chức các cuộc thi thiết kế nhằm tối ưu lựa chọn, hợp lý hóa hoạt động công ty mà không phải bỏ quá nhiều chi phí.

#7 Áp dụng bộ nhận diện trên toàn bộ doanh nghiệp 

Áp dụng bộ nhận diện thương hiệu trên toàn bộ doanh nghiệp thể hiện sự gắn kết tập thể. Bên cạnh đó, khách hàng có thể tiếp cận nhiều hơn với sản phẩm, thương hiệu thông qua sự đồng bộ này. Bạn sẽ muốn đưa tinh thần của thương hiệu vào những tầm nhìn, sứ mệnh của công ty, kể cho khách hàng nghe những câu chuyện mà họ sẽ đồng cảm và rút tiền mua hàng, đồng thời thể hiện nét đẹp bản sắc thương hiệu.

xây dựng thương hiệu doanh nghiệp cũng là một quá trình dài, nhiều khó khăn và cần thời gian cũng như phản ứng từ khách hàng để rút ra những kinh nghiệm và sửa đổi. Với các doanh nghiệp, khi họ chi tiền ra để đảm bảo sự chỉnh chu của quá trình này, họ đã cho bản thân cơ hội thành công và nhận diện rộng rãi bởi thị trường, vì thương hiệu là bộ mặt của sản phẩm và công ty, một sản phẩm thu hút sẽ có nhiều khả năng thành công và trở thành sản phẩm được công chúng đón nhận.

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255

Link xem Xoilacz trực tiếp bóng đá chính thức