Marketing là một bộ phận quan trọng góp phần lớn công sức vào việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm, đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu suất làm việc và đo lường mức độ hiệu quả của bộ phận marketing doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ số KPI sao cho phù hợp. Ở bài viết này, WEONE sẽ cung cấp cho bạn mẫu KPI cho bộ phận Marketing hoàn thiện nhất!
Chỉ số KPI cho bộ phận Marketing là gì?
Cũng giống như những bộ phận khác trong doanh nghiệp, để đánh giá quá trình làm việc của bộ phận Marketing người ta xây dựng một hệ thống KPI với những chỉ số, mục tiêu cần đạt được.
KPI Marketing là các mục tiêu được đặt ra cho các hoạt động như: hoạt động quảng cáo, hoạt động khuyến mãi, hoạt động Marketing Online cho sản phẩm…
Chỉ số KPI trong Marketing là phương pháp để đo lường về mức độ hiệu quả mà bộ phận này đạt được cho các hoạt động trên. Thông qua các chỉ số KPI này, bộ phận Marketing sẽ biết được những việc mình đã làm được hoàn thành ở mức độ nào.
Trong phòng Marketing có rất nhiều các loại KPI khác nhau nhưng cơ bản sẽ chia làm hai loại chính đó là KPI chiến lược Marketing và KPI chiến thuật Marketing. Cụ thể:
- KPI chiến lược trong Marketing là các KPI đề cập tới các mục tiêu như doanh thu, lợi nhuận, khách hàng.
- KPI chiến thuật trong marketing tức là các phương hướng chiến lược hay là cách để thực hiện chiến lược được đề ra.
Các chỉ số KPI quan trọng trong bộ phận Marketing
Dưới đây là các chỉ số KPI quan trọng mà chúng ta cần lưu ý trong quá trình xây dựng KPI cho bộ phận Marketing:
1. Chỉ số Leads
Chỉ số Leads trong marketing là thuật ngữ để chỉ các cá nhân hay đơn vị đang quan tâm tới sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mình. Lead chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của công ty. Trong Marketing, chỉ số Lead là một chỉ số quan trọng và cần phải đo lường thường xuyên để đánh giá lại các chiến lược marketing của doanh nghiệp và thống nhất được mục tiêu tiếp theo trong kinh doanh.
2. Chỉ số ROI
ROI là viết tắt của từ Return On Investment và được hiểu là chỉ số lợi nhuận đầu tư. Chỉ số này là tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được so với chi phí lúc đầu. ROI là công cụ để doanh nghiệp kiểm tra mức hiệu quả về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong Marketing, có thể dùng ROI để đề ra ngân sách cho chiến lược và đánh giá hiệu quả thông qua chỉ số ROI.
Công thức: ROI = (Doanh thu bán hàng – chi phí bán hàng) / chi phí bán hàng
3. Chỉ số TLV
Chỉ số TLV là chỉ số giá trị trọn đời của khách hàng để đo lường doanh thu ước tính mà khách hàng sẽ mang lại.
4. Chỉ số COCA Marketing
Chỉ số COCA là tổng chi phí thực hiện các chiến lược marketing (bao gồm tất cả mọi chi phí về nhân sự, về quảng cáo, các chi phí khác) để thu hút khách hàng về cho doanh nghiệp.
5. Chỉ số khách hàng rời đi sau giao dịch đầu tiên
Chỉ số này nhằm giúp đánh giá, đo lường hiệu quả trong quảng cáo và chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
6. Chỉ số SEO
Chỉ số SEO bao gồm các chỉ số về thứ hạng từ khóa, lưu lượng truy cập vào hệ thống website, chỉ số lưu lượng truy cập tự nhiên của khách hàng, tỉ lệ chuyển đổi.
Các chỉ số trong mẫu KPI cho từng bộ phận phòng Marketing
Mẫu KPI cho bộ phận nghiên cứu Marketing
KPI cho bộ phận nghiên cứu Marketing bao gồm:
- Chỉ số ROI (Return on Investment) là tỉ lệ lợi nhuận được tính trên tổng chi phí đầu tư.
- Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value) tức giá trị lợi nhuận mà khách hàng đó mang lại cho doanh nghiệp.
- Tỉ lệ chuyển đổi và chi phí cho một khách hàng tiềm năng.
- Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu cho từng chiến dịch đã đưa ra.
- Các chỉ số để đánh giá độ nhận diện thương hiệu như: lượt xem, lượt theo dõi, lượng truy cập, lượt tìm kiếm sản phẩm…
Mẫu KPI cho nhân viên truyền thông Marketing
Để đo lường độ hiệu quả của bộ phận truyền thông, phòng Marketing sẽ đánh giá dựa trên các KPI sau đây:
- Độ bao phủ: Tức độ lan truyền của các chiến dịch truyền thông, lượng khách truy cập đến website của doanh nghiệp qua các link liên kết ngoài và độ bao phủ của chiến dịch.
- Khả năng tiếp cận: Là tổng số lượt xem các về các bài viết và sản phẩm của công ty.
- Số lượt chia sẻ, lượt tương tác, sự quan tâm với các sản phẩm truyền thông của công ty như chia sẻ, bình luận, bày tỏ cảm xúc.
- Mức độ nhận biết sản phẩm của khách hàng, độ hiệu quả của chiến dịch theo vùng địa lý.
- Sự thu hút của các thông điệp truyền thông đến khách hàng.
KPI cho nhân viên Content Marketing
Cụ thể về KPI đối với bộ phận Content:
- KPI về số lượng được thể hiện thông qua các yêu cầu về số lượng bài viết hay số chữ trong một bài, số lượng hình ảnh, video, số lượng truy cập và tương tác với bài viết, tỉ lệ chuyển đổi cho mỗi bài viết.
- KPI về chất lượng được đánh giá thông qua nội dung của các sản phẩm sẽ truyền tải tới khách hàng về nội dung, mục tiêu hay sự đầu tư và hiệu quả thu hút.
KPI cho bộ phận Trade Marketing
Trade Marketing ảnh hưởng trực tiếp tới việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp hay không. Vì vậy KPI cho bộ phận Trade Marketing sẽ bao gồm những chỉ số đánh giá về các chỉ tiêu sau:
- Doanh thu đem về của sản phẩm.
- Phần trăm mức độ tăng trưởng so với một thời điểm trước đó hoặc so với mặt bằng cạnh tranh chung.
- Số điểm bán hàng: Con số thể hiện độ bao phủ thị trường của sản phẩm.
- Số lượng sản phẩm bán ra được cho mỗi điểm bán hàng.
Mẫu KPI cho nhân viên Internet Marketing
Với bộ phận Internet Marketing, KPI cụ thể sẽ bao gồm:
- Chỉ số clicks chuột nhận được từ các chiến dịch quảng cáo.
- Impressions: Số lần hiện thị quảng cáo đến khách hàng.
- Cost – per – click hay được hiểu là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột của khách hàng mà doanh nghiệp phải chi trả để có được một lượt truy cập vào website.
- Chỉ số Cost: Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho một tài khoản, một từ khóa hay một chiến dịch trong khoảng thời gian nào đó cụ thể.
- Chỉ số Positioning để đánh giá thứ tự xuất hiện quảng cáo trong Adword.
- Chỉ số Conversion rate là tỉ lệ giữa tổng lượt truy cập của website và mục tiêu chiến dịch quảng cáo.
- Chỉ số Cost per action là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động quảng cáo chuyển đổi có điều kiện như hoàn thành mẫu đăng ký, tải ứng dụng, tham gia một sự kiện…khi click vào một banner chứa liên kết trang.
- Chỉ số Quality Score: là chỉ số để đánh giá hiệu quả Adword và phản ánh mức độ phù hợp của mẫu quảng cáo và từ khóa đối với người xem.
Cách xây dựng mẫu KPI cho nhân viên bộ phận Marketing
Thực tế và khả thi
Mẫu KPI dành cho nhân viên marketing cần được xây dựng dựa trên tình trạng thực tế của phòng marketing của doanh nghiệp. Cần phải lưu ý đến tính khả thi của những KPI đã đặt ra. Nó phải phù hợp với năng lực của nhân viên và phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nhóm khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Cần phải có chiến lược lâu dài cho kế hoạch
Cần lên một kế hoạch lâu dài để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn có khả năng phát triển bền vững, chứ không chỉ là những tác động nhất thời. Vạch ra những gì mà bạn muốn đạt được và đề ra những gì có thể làm để đạt tới điều đó. Từ đó đưa ra những kế hoạch từ ngắn hạn đến dài hạn có thể đo lường được. Điều này sẽ giúp kế hoạch marketing của bạn trở nên hiệu quả.
Xác định phương pháp đo lường và tần suất phù hợp
Cần phải xác định rõ những phương pháp đo lường KPI phù hợp. Bởi vì chỉ khi có thể đo lường mới có thể hiểu được rằng chiến dịch marketing của mình có đang vận hành hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra những phương hướng phù hợp để tiếp tục phát triển và điều chỉnh kịp thời nếu phát hiện việc vận hành không hiệu quả.
Ngoài ra việc căn chỉnh tần suất đo lường cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tần số đo phải phù hợp với tần suất báo cáo. Nếu không thì việc đo lường sẽ không thể trở nên hiệu quả. Ví dụ: nếu bạn thu thập dữ liệu về mức độ hài lòng của khách hàng thông qua khảo sát vào mùa hè nhưng lại tiến hành báo cáo chúng vào mùa đông, thì những phát hiện đã lỗi thời sáu tháng.
Đảm bảo mọi người đều hiểu rõ KPI
Mỗi nhân viên marketing sẽ hoạt động hiệu quả nếu họ hiểu họ phải làm gì để hoàn thiện KPI của chính mình. Phải để cho nhân viên marketing hiểu được rằng họ đang hành động vì mục tiêu chiến lược gì. Điều này sẽ giúp tăng sự kết nối giữa nhân viên marketing với mục tiêu chiến lược. Từ đó giúp con đường tới thành công được rút ngắn.
Chú ý xem lại và cải thiện hiệu suất
Vì bất cứ kế hoạch cố định nào đều có thể thay đổi. Chính vì thế cần phải linh hoạt trong việc đưa ra kế hoạch marketing. Cần phải theo dõi và chú ý tới thói quen, hành vi, nhu cầu của khách hàng tiềm năng để tiếp cận và tác động tới họ. Nếu thói quen, nhu cầu của họ thay đổi thì kế hoạch marketing cũng cần phải thay đổi nhằm tăng hiệu quả tiếp cận. Đó mới chính là những bước đi hiệu quả và thông minh trong quá trình tạo lập ra một kế hoạch marketing. Mỗi nhân viên marketing cần phải luôn cẩn trọng, linh hoạt và năng động.
Trong thời đại chuyển đổi số là xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm bàn đạp để tiến xa hơn. Việc áp dụng những công nghệ chuyển đổi số hiện đại sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, là công cụ tối ưu để có thể giám sát cũng như quản lý hiệu quả chỉ tiêu KPI đã đề ra. FSI mang tới các doanh nghiệp giải pháp chuyển đổi số ưu việt với Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE!
Xây dựng một hệ thống KPI phù hợp giúp đánh giá đúng năng lực làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. WEONE hy vọng bài viết về mẫu KPI cho bộ phận Marketing trên đây có thể giúp được các bạn trong quá trình quản lý nhân viên hiệu quả.