Để vận hành một nhà hàng thì cần phải lên kế hoạch như thế nào cho phù hợp? Đâu là bí quyết giúp kiến tạo nên một nhà hàng thành công? Hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Theo Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA), hiện nay có khoảng hơn 82.000 nhà hàng chuyên dịch vụ thức ăn nhanh; hơn 22.000 cửa hàng cà phê, các quán bar và hơn 16.000 cơ sở dịch vụ ăn uống khác.
Như vậy, hiện nay số lượng các nhà hàng nhiều vô số kể thì tính cạnh tranh cũng lớn hơn bao giờ hết. Cùng với đó, nhiều chủ cửa hàng chưa có kinh nghiệm thực chiến nên còn loay hoay, lúng túng trong việc lên kế hoạch, xử lý khó khăn phát sinh trong quá trình hoạt động.
Bởi vậy nên nếu bạn đang băn khoăn tới việc phải xây dựng kế hoạch vận hành nhà hàng sao cho hợp lý thì bài viết dưới đây chính là chân ái dành cho bạn!
Kế hoạch vận hành nhà hàng là gì?
Kế hoạch kinh doanh nhà hàng chính là kim chỉ nam và là lộ trình định hướng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng. Một kế hoạch hoàn chỉnh sẽ bao gồm cả những quyết định nhỏ nhất cho đến những quyết định quan trọng đối với một nhà hàng. Bản kế hoạch đầy đủ gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Tóm tắt điều hành
- Mô tả công ty
- Phân tích thị trường
- Thực đơn
- Người lao động
- Thiết kế nhà hàng
- Địa điểm
- Tổng quan thị trường
- Kế hoạch tiếp thị
- Trợ giúp bên ngoài
- Phân tích tài chính
Tầm quan trọng của kế hoạch vận hành nhà hàng
Một kế hoạch vận hành nhà hàng sẽ có vai trò vô cùng quan trọng. Khi sở hữu một kế hoạch chi tiết và tỉ mỉ sẽ giúp nhà hàng có thể đứng vững, thu hút được những khách hàng trung thành và không ngừng phát triển. Cụ thể kế hoạch vận hành nhà hàng sẽ đem lại những lợi ích như dưới đây:
1. Xác định được rõ ràng tầm nhìn phát triển
Để quảng bá nhà hàng một cách rộng rãi thì trước hết chủ nhà hàng phải cho những khách hàng cũng như các nhà đầu tư tiềm năng hiểu rõ ràng về những gì bạn muốn đạt được. Sau khi quyết định được hình thức và loại hình kinh doanh của nhà hàng thì định hướng chiến lược phát triển của nhà hàng rất quan trọng.
Nhà hàng có thể trở thành một nơi tổ chức tiệc tùng sôi động dành cho các bạn trẻ hay nhà hàng chỉ đơn thuần là một nơi yên tĩnh mà ai cũng muốn dành thời gian tới để nghỉ ngơi, thư giãn. Phải xác định rõ ràng rằng nhà hàng tương lai sẽ tập trung vào chất lượng phục vụ hay một món ăn đặc sản để khiến khách hàng phải chú ý và sẵn sàng xếp hàng để được thưởng thức. Từng những định hướng ban đầu đó kế hoạch vận hành nhà hàng sẽ giúp biến giấc mơ của chủ cửa hàng thành hiện thực.
2. Có định hướng rõ ràng trong kế hoạch hoạt động và tài chính trong tương lai
Cũng như làm chủ một doanh nghiệp, làm chủ một nhà hàng cần phải xác định rõ tầm nhìn, cũng như lên kế hoạch chi tiết về hoạt động trong tương lai. Muốn nhà hàng vận hành hiệu quả thì cần xác định rõ chủ đề của nhà hàng, loại thức ăn, đồ uống sẽ phục phụ, thực đơn mẫu để tham khảo cũng như những loại hình dịch vụ sẽ cung cung cho khách hàng. Trên cơ sở ấy mà ước tính số lượng nhân viên mà nhà hàng cần đủ để phục vụ.
Cùng với đó việc có một chiến lược tài chính rõ ràng giúp bạn theo dõi dòng tiền vào và ra. Quản lý dòng tiền có thể nói chính là một trong những thách thức lớn nhất khi điều hành một nhà hàng và luôn cần phải được tính toán cẩn trọng trước khi tiến hành chi tiêu. Từ đó đảm bảo nhà hàng sẽ không rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, thiếu hụt nguồn vốn khi đưa nhà hàng đi vào hoạt động.
3. Đánh giá được chính xác tiến độ
Khi tiến hành lập kế hoạch vận hành nhà hàng điều quan trọng nhất không phải chỉ là tạo ra một lộ trình chi tiết để làm theo mà nó còn giúp đặt ra các điểm chuẩn cho doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở đánh giá tiến độ.
4. Giảm thiểu rủi ro & phân tích cạnh tranh
Trong kinh doanh nhà hàng, có rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài có thể dẫn đến sự sụp đổ, thất bại. Do đó, điều cần thiết là phải thực hiện phân tích SWOT (Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Đe dọa) để thấy trước các cơ hội và rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh nhà hàng.
Kế hoạch nhà hàng cũng giúp người chủ có thể phân tích sự cạnh tranh và xu hướng thị trường và sử dụng chúng để phân bổ USP cho nhà hàng của bạn. Lập kế hoạch và thiết kế nhà hàng cung cấp cho bạn một ý tưởng về những gì bạn có thể mong đợi trong tương lai.
5. Đề xuất cho nhà đầu tư
Kế hoạch nhà hàng không những giúp nhà hàng có thể phát triển lộ trình hoạt động kinh doanh của mình mà còn góp phần tìm kiếm nguồn vốn và đầu tư bên ngoài cho nhà hàng. Kế hoạch vận hành nhà hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà đầu tư. Bởi nó không chỉ thể hiện sự nghiêm túc và chân thành của bạn đối với hoạt động kinh doanh mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền đạt ý tưởng và chiến lược của bạn tới các nhà đầu tư tiềm năng.
Các bước để lập kế hoạch vận hành nhà hàng
Một kế hoạch vận hành nhà hàng tốt phải tính đến các yếu tố như phong cách của nhà hàng, thị trường mục tiêu, vị trí, v.v. Nếu bạn mới kinh doanh nhà hàng, ý tưởng về việc lập một kế hoạch vận hành nhà hàng có thể khó khăn.
Tùy thuộc vào người bạn đang trình bày kế hoạch kinh doanh của mình, chủ nhà hàng có thể thay đổi thứ tự của các phần trong kế hoạch sao cho phù hợp với thực tế.
Bước 1: Lập một bản tóm tắt kế hoạch điều hành
Một kế hoạch vận hành nhà hàng luôn phải bắt đầu bằng một bản tóm tắt điều hành. Bản tóm tắt điều hành sẽ có vai trò như phần giới thiệu kế hoạch kinh doanh của nhà hàng tới các nhà đầu tư.
Các yếu tố chung của một bản tóm tắt điều hành bao gồm:
- Tuyên bố sứ mệnh
- Giới thiệu cơ bản về ban điều hành, nhà hàng
- Tóm tắt ngắn gọn về số vốn cần để đầu tư
- Lợi tức đầu tư kỳ vọng
Một bản tóm tắt điều hành nhà hàng là bắt buộc đối với những người đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư tài trợ. Thay vì phải xem qua toàn bộ kế hoạch kinh doanh nhà hàng để có được tất cả thông tin, thay vào đó họ có thể chỉ xem qua bản tóm tắt điều hành là có thể nắm bắt trọn vẹn ý chính.
Bước 2: Phân tích thị trường
Phần phân tích thị trường của kế hoạch vận hành nhà hàng thường được chia thành ba phần.
Phân tích lĩnh vực kinh doanh
Trong bước này chủ nhà hàng sẽ xác định thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó sẽ xem xét nhà hàng của bạn sẽ phục vụ những đối tượng có đặc điểm nhân khẩu học như thế nào? Phần này nhằm mục đích giải thích thị trường mục tiêu của bạn cho các nhà đầu tư và lý do tại sao bạn tin rằng khách sẽ chọn nhà hàng của bạn hơn những nhà hàng khác.
Phân tích cạnh tranh
Trong phần này bạn phải chắc chắn được rằng hiện đang có những nhà hàng nào đang có chỗ đứng ở những khu vực lân cận? Đến đó khảo sát để ghi chú lại mọi thứ từ giá cả, giờ làm, thiết kế menu cho đến nội thất nhà hàng. Sau đó, giải thích cho các nhà đầu tư về những điểm nổi bật của nhà hàng trong tương lai so với mặt bằng chung hiện có.
Phân tích tiếp thị
Chắc chắn rằng các nhà đầu tư sẽ luôn muốn biết về những dự định tiếp thị nhà hàng trong tương lai. Bởi vậy nên khi phân tích các chiến dịch tiếp thị thì cần phải tìm ra điểm khác biệt của chiến dịch của mình với chiến dịch của đối thủ. Điều này bao gồm việc xác định các tiếp cận thị trường mục tiêu, ưu đãi khách hàng,…
Bước 3: Lên thực đơn
Đây chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới thành công của bất cứ một nhà hàng nào. trong bước lên kế hoạch vận hành có thể sẽ có những thay đổi và chưa thể xác định một bản cuối cùng. Nhưng một thực đơn chi tiết và hoàn chỉnh là một yếu tố cần thiết đối với một kế hoạch vận hành nhà hàng.
Việc thiết kế menu cũng cần được chú trọng, nếu không có tài năng thiết kế, chủ nhà hàng có thể dùng những công cụ hỗ trợ thiết kế trực tuyến phổ biến như canva, website miễn phí,…
Khi lập menu yếu tố vô cùng quan trọng đó chính là giá cả. Trước hết giá cả phải đảm bảo được các chi phí cần để duy trì nhà hàng. Sau là sao cho phù hợp với tài chính của những khách hàng mục tiêu hướng tới.
Bước 4: Lựa chọn nhân viên
Cần phải lựa chọn nhân viên thật cẩn trọng. Bởi vì đây sẽ là một trong những nhân tố góp phần tạo nên thành công cho hoạt động của nhà hàng sau này.
Nhân viên phục vụ phải là người kiên nhẫn, chăm chỉ và thân thiện. Nhân viên đứng bếp, pha chế phải là những người đã có kinh nghiệm, tay nghề cao,… Nhân viên đứng quyền phải lanh lợi, linh hoạt, có kỹ năng giao tiếp tốt, ưa nhìn,… Chính những tiêu chí cụ thể sẽ giúp nhà hàng có thể xác định được những nhân viên tiềm năng cho nhà hàng của mình.
Mục đích chính của bản tóm tắt điều hành là thu hút người đọc (đôi khi là nhà đầu tư) vào phần còn lại của kế hoạch kinh doanh của bạn.
Các yếu tố chung của một bản tóm tắt điều hành bao gồm:
- Tuyên bố sứ mệnh
- Đề xuất khái niệm
- Chấp hành
- Một cái nhìn ngắn gọn về chi phí tiềm năng
- Lợi tức đầu tư kỳ vọng
Một bản tóm tắt điều hành là bắt buộc đối với những người đang tìm cách thu hút các nhà đầu tư tài trợ cho các dự án của họ. Thay vì phải xem qua toàn bộ kế hoạch kinh doanh nhà hàng để có được tất cả thông tin, thay vào đó họ có thể chỉ xem qua bản tóm tắt điều hành.
Bước 5: Xác định thiết kế nhà hàng
Bước này là bước để chủ nhà hàng có thể thoả thức sáng tạo và thể hiện chất riêng của chính mình. Thiết kế nổi bật, ấn tượng sẽ để lại dấu ấn đậm nét cho khách hàng. Và đó là yếu tố giữ chân khách hàng trong tương lai.
Đồ uống hay món ăn ngon là chưa đủ, một không gian ấn tượng mang phong cách riêng sẽ giúp khách hàng checkin. Khi những bức hình này được đăng tải lên các trang mạng xã hội như YouTube, Instagram chính là một phương thức marketing miễn phí và hiệu quả.
Như vậy thiết kế nhà hàng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trên hành trình vươn tới thành công.
Bước 6: Xác định vị trí
Vị trí cho hành hàng cần phải đảm bảo phù hợp với thị trường mục tiêu mà chủ nhà hàng hướng tới. Vị trí đặt nhà hàng cần phải đảm bảo được rằng sẽ dễ dàng gây chú ý với công chúng mục tiêu và thu hút họ tới thưởng thức. Bởi vậy nên vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kế hoạch vận hành nhà hàng.
Nếu vị trí hiện tại của nhà hàng đang là vị trí tốt đem lại doanh thu cao thì là tín hiệu tốt. Nhưng nếu với vị trí hiện tại, nhà hàng đang rơi vào tình trạng biểu đồ tăng trưởng âm thì đây chính là dấu hiệu cần phải lưu ý. Từ đó có thể lựa chọn mặt bằng với vị trí khách phù hợp hơn, thuận tiện hơn cho công việc kinh doanh của bạn.
Bước 7: Tổng quan thị trường
Trong phần này, hãy đi vào chi tiết về cả điều kiện vi mô và vĩ mô trong khu vực bạn muốn thành lập nhà hàng của mình.
Thảo luận về điều kiện kinh tế hiện tại có thể khiến việc mở nhà hàng trở nên khó khăn và cách bạn hướng tới để chống lại điều đó. Đề cập đến tất cả các nhà hàng có thể là đối thủ cạnh tranh và chiến lược của nhà hàng là gì để tạo sự khác biệt.
Bước 8: Xây dựng kế hoạch tiếp thị
Kế hoạch tiếp thị, quảng bá nhà hàng cần được nhân rộng bởi nó sẽ là nhân tố hơn hết giúp thu hút khách hàng. Cần phải đảm bảo các phương thức tiếp thị thực hiện sẽ hướng tới thu hút được khách hàng tiềm năng cũng như giúp bạn tấn công mạnh mẽ vào thị trường mục tiêu mà nhà hàng hướng đến.
Để xây dựng nên những chiến dịch tiếp thị thành công, nhà hàng có thể hợp tác với một bên thứ ba hoặc tuyển trực tiếp những nhân sự đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để có thể giúp việc quảng bá sản phẩm trở nên thành công hơn.
Bước 9: Tiến hành tìm kiếm đối tác
Để biến nhà hàng trong mơ thành hiện thực hay là muốn đưa nhà hàng đang hoạt động ngày càng phát triển hơn nữa, bạn sẽ cần rất nhiều sự giúp đỡ của nhiều đối tác.
Đó có thể là các công ty, các phần mềm liên quan hỗ trợ những vấn đề kế toán, đặt chỗ,… Liệt kê tất cả những gì cần thiết với nhà hàng, cân nhắc doanh thu, mức tài chính hiện có từ đó quyết định đầu tư hoặc tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng.
Bước này sẽ giúp kế hoạch vận hành nhà hàng trở nên hiệu quả hơn.
Bước 10: Phân tích tài chính
Phần quan trọng nhất trong kế hoạch vận hành nhà hàng của bạn là phần tài chính . Việc này sẽ giúp cân đối lại các khoản thu chi trong nhà hàng. Từ đó giúp chủ nhà hàng biết được mức độ phát triển của nhà hàng mình, kiểm soát được các khoản chi: tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước, tiền mua nguyên liệu, tiền thuê nhân công,… Và các khoản thu thực tế.
Dựa vào đó để đảm bộ được rằng chi phí thực phẩm sơ bộ cho các món khác nhau trong thực đơn có thể giúp hướng tới tỷ suất lợi nhuận tương xứng trên mỗi món ăn.
Như vậy trên đây chính là những bí quyết cụ thể giúp việc vận hành nhà hàng sẽ được trở nên hoàn thiện và hiệu quả hơn. Nếu còn thiếu bước nào trong kế hoạch thì các chủ nhà hàng hãy nhanh chóng tham khảo và bổ sung kịp thời nhé. Mong rằng với những gợi ý trên, nhà hàng của bạn sẽ có thể vận dụng và thành công hơn trong tương lai