SaaS là gì? Xu hướng phát triển Software as a Service tại Việt Nam

5/5 – (4 bình chọn)

Điện toán đám mây là một khái niệm không quá xa lạ đối với người làm công nghệ. Chúng bao gồm nhiều dạng mô hình và các dịch vụ khác nhau, trong đó có SaaS. Vậy, SaaS là gì? Tại sao dịch vụ Saas ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam? Hãy cùng WEONE tìm hiểu chi tiết hơn về thuật ngữ này trong nội dung bài viết dưới đây nhé!

Mô hình SaaS là gì?

SaaS là viết tắt của gì? Saas được hiểu là Software as a Service. Như đã nói ở trên, SaaS là một dạng điện toán đám mây, sử dụng để bán các dịch vụ dựa trên phần mềm của nhà cung cấp. Tức là, nhà cung cấp không trực tiếp bán phần mềm, thay vào đó, họ bán các dịch vụ được tạo ra bởi phần mềm đó. Khách hàng sẽ truy cập vào website, đăng ký tài khoản, sử dụng và trả phí dịch vụ cho nhà cung cấp. Phí dịch vụ có thể được trả theo lần hoặc định kỳ theo tháng, quý, năm tùy vào mục đích và nhu cầu của khách hàng. 

So với dạng phần mềm mà doanh nghiệp mua lại, được cấp bản quyền sử dụng vĩnh viễn (on – premise) thì SaaS được đánh giá cao hơn bởi nó tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. 

saas là gì
Mô hình SaaS là gì?

Đặc điểm của mô hình SaaS

Ngoài các đặc điểm chung của một điện toán đám mây, ứng dụng SaaS còn có các đặc trưng khác. Cụ thể:

  • Cấu hình linh hoạt và tùy biến: Khách hàng có thể điều chỉnh giao diện hoặc các tính năng để phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Dựa vào mức độ thiết kế của từng Saas mà chúng có khả năng tùy biến khác nhau. 
  • Tích hợp mở cho người sử dụng: Thay vì bạn phải sử dụng nhiều phần mềm để chỉ đáp ứng được một nhu cầu thì ứng dụng SaaS cho phép khách hàng tích hợp thêm các phần mềm hoặc nguồn dữ liệu. Các giao thức tích hợp mở này giúp khắc phục nhược điểm của SaaS đó là không thể trực tiếp truy cập vào hệ thống nội bộ. 
  • Chia sẻ thông tin, dữ liệu nhanh chóng: Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ứng dụng SaaS. Chỉ với một đường link, các thành viên trong nhóm đều có thể năm bắt được thông tin đồng thời chỉnh sửa trực tiếp. Chúng giúp tránh nhầm lẫn thông tin khi gửi qua gửi lại một file dữ liệu.
mô hình saas
Đặc điểm của ứng dụng SaaS

Ưu điểm của Software as a Service (SaaS) là gì?

Một số ưu điểm của Saas cụ thể như sau:

1. Tiết kiệm phí sử dụng cho doanh nghiệp

Chi phí sử dụng ở đây không chỉ là chi phí về tiền mặt mà nó còn bao gồm thời gian, nhân sự, chi phí chuyển đổi và cơ hội. Tại sao chúng ta có thể khẳng định được điều này? Hãy cùng làm một phép so sánh:

  • Với phần mềm On – premise, ngoài việc doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua bản quyền thì họ còn phải trả thêm các khoản phí hàng năm liên quan đến bảo hành. Ngược lại, SaaS không mất phí bản quyền, không tốn phí bảo hành. Bạn chỉ phải trả một khoản phí duy nhất khi sử dụng dịch vụ.
  • Với On – premise, khi phần mềm lỗi thời, doanh nghiệp phải đắn đo việc có thay thế chúng đi hay không bởi chi phí ban đầu bỏ ra là quá lớn. Tuy nhiên, với SaaS, doanh nghiệp chỉ phải bỏ ra một số tiền vừa phải. Vì vậy, bạn có thể thay thế một ứng dụng Saas khác bất kỳ lúc nào nếu cảm thấy chúng không còn phù hợp.

2. Tiện lợi, có thể làm việc ở mọi lúc, mọi nơi

Chỉ cần có internet, bạn và các nhân viên có thể trải nghiệm sử dụng SaaS ở bất cứ thời gian và địa điểm nào. Đây được coi là ưu điểm vượt trội của Saas.

SaaS có thể được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi

Hiện nay, các nhà cung cấp ứng dụng SaaS đang tiếp tục cố gắng để liên kết ứng dụng trên đa hệ điều hành và trình duyệt. Như vậy, doanh nghiệp chỉ cần mua tài khoản sử dụng với số lượng nhất định và nhân viên của bạn có thể làm việc từ xa mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc.

3. Saas dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng

Khi doanh nghiệp muốn thêm số lượng người sử dụng phần mềm, bạn chỉ cần mở thêm số lượng tài khoản theo nhu cầu. Điều này không hề ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng hay cơ sở dữ liệu của công ty. Với các doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh và có xu hướng mở rộng quy mô trong tương lai thì đây chính là sự lựa chọn tốt nhất.

4. Saas có khả năng tích hợp với các phần mềm khác

Trên thực tế, nhu cầu trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các phần mềm là thật sự cần thiết và Saas đã giải quyết một cách hiệu quả bài toán này. Với trình ứng dụng giao diện mở API, các dữ liệu sẽ được đồng bộ, tích hợp và trao đổi một cách nhanh chóng giữa thiết bị này với thiết bị khác và giữa người này với người khác. Đây là tính năng hiện đại nhất của SaaS hiện nay giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất công việc cao hơn. 

saas là gì
Ứng dụng Saas cho phép tích hợp thêm các phần mềm khác

Nhược điểm của mô hình SaaS là gì?

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì SaaS vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

1. Bảo mật thông tin

Đây là nguyên nhân chính khiến cho nhiều doanh nghiệp vẫn còn đắn đo trong việc lựa chọn Saas. Như chúng ta đã biết, phần mềm được đặt ở phía nhà cung cấp và dữ liệu được lưu trữ trên “đám mây” (cloud). Vì vậy, chúng ta dễ dàng hiểu được tâm lý sợ rủi ro và cảm giác không an toàn của người sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thuộc sở hữu trí tuệ, công nghệ, bản quyền…

Tuy nhiên, các nhà cung cấp SaaS cũng rất chú trọng trong vấn đề bảo mật này. Để chắc chắn, doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về vấn đề bảo mật thông tin trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ứng dụng SaaS nào.

2. Kết nối mạng Internet là tiêu chí bắt buộc

Trong trường hợp bạn đang ở vị trí mà internet không khả dụng hoặc du chuyển trên máy bay thì việc xử lý công việc sẽ bị gián đoạn do không thể đăng nhập tài khoản và sử dụng phần mềm. Tuy nhiên, với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, hầu hết mọi nơi đều có internet. Vì thế, hạn chế này thật ra không quá đáng lo ngại.

Xu hướng phát triển của SaaS tại Việt Nam

Khi nói về khái niệm SaaS, chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ. Tuy nhiên, bạn sẽ hình dung một cách rõ ràng hơn nếu ta đề cập đến các ứng dụng như Google Drive, Creative Cloud, hay Dropbox…chúng đều là một phần của SaaS. 

Trên thế giới, các nhà thống kê ước tính tốc độ tăng trưởng của thị trường SaaS sẽ đạt con số 17% vào năm 2022. Điều này cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển của ngành công nghệ dựa vào mô hình Saas là vô cùng lớn. 

Tại Việt Nam, ứng dụng SaaS được coi là mũi nhọn phát triển của ngành công nghệ. Chúng không chỉ dừng lại ở mục đích chia sẻ dữ liệu nhanh chóng mà còn được nâng cấp và mở rộng thành các phần mềm đặc thù. Lấy ví dụ về một phần mềm quản lý nhân sự. Doanh nghiệp sẽ có 2 sự lựa chọn: Sử dụng ứng dụng Saas hoặc Phần mềm cấp bản quyền vĩnh viễn theo mô hình On – premise. Điều dễ dàng nhận thấy là dịch vụ SaaS tiện ích hơn rất nhiều. Chỉ với một chiếc Laptop, bạn có thể làm việc từ xa thay vì làm việc trực tiếp tại văn phòng. Chúng vô cùng thích hợp trong thời điểm dịch bệnh covid đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

saas là gì
Xu hướng phát triển của ứng dụng SaaS

SaaS đang tiếp tục mở rộng và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng. Hy vọng với những thông tin về SaaS là gì mà bài viết cung cấp trên đây, các nhà quản trị sẽ đưa ra được sự lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255