OKR là gì? Cách xây dựng OKR hiệu quả cho doanh nghiệp

5/5 – (2 bình chọn)

OKR được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp nhà quản trị tháo gỡ được các vướng mắc xung quanh vấn đề về quản lý, điều hành và sắp xếp nhân sự. Hệ thống này đã được rất nhiều công ty lớn như Google, Twitter, Linkedin hay Uber ứng dụng. Vậy cụ thể OKR là gì? Cách triển khai, thực hiện OKR như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất?

Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm vững các khía cạnh liên quan đến OKR cũng như chỉ ra phương pháp để áp dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp.

okr là gì

OKR là gì?

OKR được xây dựng và hình thành vào khoảng những năm 1970. Đây là bước tiến mới trong việc gắn kết tổ chức, doanh nghiệp với các thành viên trong công ty. OKR ra đời với mục đích đánh giá chính xác những nỗ lực, thành quả của các cá nhân, các nhóm cho sự phát triển và hoạt động sản xuất của công ty.

Vậy OKR là viết tắt của từ gì? OKR được hiểu là Objectives and Key Results – một cụm từ tiếng anh được dịch tạm là mục tiêu và kết quả then chốt. Cụ thể, các cá nhân trong công ty sẽ hoàn thành công việc được giao, rồi sau đó doanh nghiệp sẽ tập hợp lại và hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Để nắm rõ hơn về OKR là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu trúc và nguyên lý hoạt động của OKR.

okr là gì

Về cấu trúc OKR

Cấu trúc để xây dựng OKR bao gồm 2 yếu tố chính là Objectives (mục tiêu hướng tới) – nơi chúng ta cần đến là gì? và Key Results (kết quả then chốt) – chúng ta đi đến đấy bằng cách nào?

Doanh nghiệp sẽ đặt ra những mục tiêu và kết quả then chốt chính là phần việc mà các phòng ban, cá nhân, các team đã hoàn thành. Hệ thống được áp dụng xuyên suốt từ người lãnh đạo cấp cao nhất đến các trưởng phòng ban, rồi đến các nhân viên nhằm tạo động lực và gắn kết thành viên để mọi người cùng nhau thực hiện tốt công việc.

okr là gì

Về nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của OKR bao gồm 4 yếu tố sau:

  • Tính tham vọng: Mục tiêu đề ra phải cao hơn năng lực.
  • Tính đo lường: Các kết quả then chốt cần phải đo lường và định lượng được.
  • Tính minh bạch: Tất cả các thành viên trong công ty, không phân biệt lãnh đạo hay thực tập sinh đều có thể theo dõi được OKR.
  • Tính hiệu suất: OKR chỉ dùng để đánh giá kết quả, không sử dụng để đánh giá hiệu suất làm việc.

OKR có những lợi ích gì cho hoạt động quản trị doanh nghiệp?

OKR được phủ sóng ở khắp các quốc gia trên thế giới. Điều này chứng tỏ, OKR đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong công tác quản trị. Một số đó có thể kể ra như:

  • Liên kết các thành viên trong công ty: OKR áp dụng xuyên suốt từ ban lãnh đạo đến các nhân viên và hình thành nên một sợi dây vô hình. Đó chính là mục tiêu chung mà mọi người hướng tới, từ đó giúp các thành viên trong công ty đồng lòng và gắn kết với nhau hơn.
  • Tập trung vào những vấn đề và mục tiêu quan trọng: Các mục tiêu sẽ được phân theo từng cấp độ từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn giúp cá nhân nắm rõ được phần công việc của mình.
  • Quyền lợi của nhân viên được đảm bảo: Nhờ tính minh bạch mà tất cả các nhân viên sẽ được đối xử một cách công bằng và được hưởng những quyền lợi tương đương với công sức mà mình bỏ ra.
  • Làm tăng tính minh bạch: OKR giúp đảm bảo rằng tất cả nhân sự (không phân biệt vị trí và cấp bậc) đều phải nắm rõ và theo dõi được OKR của cả doanh nghiệp. Đồng thời, tất cả nhân viên phải nắm rõ công việc, kế hoạch của mỗi cá nhân và phòng ban, qua đó tạo tính minh bạch cho toàn công ty.
  • Phát huy được tối đa khả năng của bản thân: Đây là một cách để các nhân viên chứng tỏ bản thân mình và giúp cho công ty đạt được những kết quả ngoài sự mong đợi.
  • Tạo ra những giá trị vượt bật: Khi doanh nghiệp, công ty ứng dụng OKR, những mục tiêu đặt ra sẽ cao hơn so với ngưỡng năng lực. Điều này sẽ khiến cho từng cá nhân và phòng ban có thể phát huy tối đa khả năng trong công việc. Nhờ đó góp phần giúp toàn thể công ty đạt được những kết quả vượt bậc.

Hệ thống OKR dành cho những doanh nghiệp nào?

Tất nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều có thể áp dụng OKR. Với các doanh nghiệp nhỏ, OKR sẽ giúp họ tập hợp được các mục tiêu quan trọng, tránh sa đà vào những công việc nhỏ nhặt.

Còn với các công ty/doanh nghiệp có quy mô lớn thì OKR thực sự rất cần thiết. Cụ thể, hệ thống OKR sẽ tạo được tính công bằng, minh bạch, tránh tình trạng chia bè phái thường xảy ra tại các doanh nghiệp lớn.

Trên thực tế, OKR được sử dụng nhiều tại các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đặc thù như ngân hàng, tài chính…

So sánh sự khác biệt giữa OKR và KPI

OKR và KPI đều là hai công cụ mà doanh nghiệp sử dụng để quản trị nhân lực. Tuy nhiên, 2 hệ thống này vẫn có những điểm khác nhau. Vậy điểm khác nhau của KPI và OKR là gì?

  • Thứ nhất, mục tiêu của KPI đề ra thường dễ dàng và nằm trong khả năng của các nhân sự. Trái lại, mục tiêu của OKR có tính tham vọng, vượt ngưỡng khả năng.
  • Thứ hai, KPI mang tính dài hạn, OKR lại có tính chất ngắn hạn, không thể đo lường một cách chính xác.
  • Thứ ba, KPI có tính kiểm soát, bắt buộc. OKR truyền cảm hứng và thúc đẩy sự tham vọng tiềm ẩn trong các nhân viên.

Minh họa mô hình OKR trong doanh nghiệp

Chúng ta có thể hình dung OKR thông qua mô hình sau:

Trong đó:

  • OKR của công ty sẽ được ưu tiên hàng đầu.
  • OKR của phòng ban nào sẽ được phòng ban đó ưu tiên hơn so với OKR của từng cá nhân trong phòng ban.
  • OKR cá nhân là những công việc mà cá nhân đó đang và sẽ phải hoàn thành.

Làm thế nào để xây dựng OKR đạt hiệu quả?

Việc quản trị con người không chỉ đơn thuần là áp đặt lên họ các mục tiêu và đưa ra mốc thời gian hoàn thành. Để OKR đạt hiệu quả cao nhất thì cần phải cụ thể hoá các mục tiêu và kết quả then chốt. Cách thức xây dựng OKR như sau:

Đối với Objective – Mục tiêu

  • Số lượng mục tiêu trong 01 quý (nếu doanh nghiệp đánh giá theo quý) đối với các phòng ban, các team công việc: từ 3 đến 5 mục tiêu.
  • Mỗi mục tiêu cần phải rõ ràng và cụ thể. Ví dụ “ký kết được 10 hợp đồng tại khu vực thành phố Hà Nội thay vì chung chung “ ký kết được nhiều hợp đồng tại khu vực miền bắc”.
  • Mục tiêu đề ra phải vượt trên khả năng để sự quyết tâm và khát khao chinh phục thử thách.

okr là gì

Đối với kết quả then chốt hay Key Results

  • Các kết quả phải đo lường một cách chính xác được. Ví dụ “mở thẻ tín dụng cho 10 khách hàng” thay vì “mở thêm thẻ tín dụng cho nhiều khách hàng”.
  • Tiến hành thực hiện từng bước nhỏ, thành các mục tiêu nhỏ sau đó tổng hợp lại thành các mục tiêu lớn hơn.
  • Miêu tả cụ thể và rõ ràng kết quả đạt được.

OKR là phương pháp được nhiều tổ chức và doanh nghiệp ứng dụng vào mô hình vận hành hoạt động. Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã phần nào hình dung được về mô hình quản trị nhân sự OKR là gì, lợi ích mà nó mang lại như thế nào. Để từ đó chọn cách thức ứng dụng OKR sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình để đem lại hiệu quả công việc cao nhất. Chúc bạn thành công!

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255

Link xem Xoilacz trực tiếp bóng đá chính thức