Làm thế nào để có thể định lượng một cách chuẩn xác năng suất lao động của một công ty? Làm thế nào để vận dụng kết quả đó một cách hợp lý trong cả những quyết định, chính sách? Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn biết thế nào là năng suất và vai trò của nó trong doanh nghiệp của bạn.
1. Năng suất lao động là gì?
Năng suất (Productivity) là kết quả phản ánh số lượng hàng hóa dịch vụ mà một người lao động làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Năng suất thường được tính bằng sản lượng/ giờ công hoặc ngày công. Việc tính toán như vậy giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc so sánh năng suất giữa những người lao động, giữa các bộ phận ở nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề khác nhau…. Năng suất lao động sẽ tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của mỗi cá nhân và cả doanh nghiệp.
2. Vì sao bắt buộc phải đo lường năng suất lao động?
Đây là một hoạt động thường kỳ ở nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Sau đây là một vài lý do cụ thể chúng tôi đúc kết được:
– Giúp doanh nghiệp đưa ra những đãi ngộ phù hợp
Ở bất kỳ đâu đo lường năng suất lao động cũng là một đầu việc quan trọng để có thể đánh giá khái quát, cụ thể, khách quan, chính xác năng lực nhân sự của công ty. Từ đó, những người lãnh đạo có thể đưa ra những quyết sách đúng đắn, thưởng phạt đúng người, đúng việc.
– Dễ dàng kiểm soát, quản lý hiệu quả làm việc
Mỗi người, mỗi bộ phận, mỗi doanh nghiệp có năng lực trình độ làm việc và quản lý hoàn toàn khác nhau. Vì vậy việc cào bằng đánh giá chung chung một cách định tính là việc làm không mang lại hiệu quả cao. Chính vì thế sự đo lường năng suất cụ thể sẽ là những minh chứng cụ thể, xác thực để đánh giá toàn diện nhất.
– Nâng cao mức độ cạnh tranh
Không chỉ cạnh tranh giữa các công ty doanh nghiệp mà còn tạo nên sự cạnh tranh trong cá nhân mỗi người, mỗi bộ phận. Bởi lẽ ai cũng muốn mình được đánh giá cao, nhận được tín nhiệm trong cái nhìn của người khác. Từ đây sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho cá nhân người lao động, cho công ty trên thị trường.
– Nâng cao năng suất, giảm chi phí
Đo lường năng suất lao động sẽ phác thảo một lối đi sơ khai cho việc cắt giảm những khâu không cần thiết, phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm yếu kém để tối ưu hóa lợi nhuận của công ty. Từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao vị thế trên thị trường.
3. Tiêu chí nào giúp doanh nghiệp đánh giá năng suất của người lao động
Để đánh giá người lao động có nhiều thang đo khác nhau, cụ thể có một vài tiêu chí phổ biến sau:
3.1. Đánh giá dựa trên năng lực
Tiêu chí đánh giá năng suất lao động dựa theo năng lực là điều được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Việc đánh giá này sẽ hay dựa theo một vài yếu tố sau:
– Mức độ làm việc của người lao động:
Người quản lý sẽ đánh giá công việc dựa theo những chỉ số mà người lao động đã đặt ra ngay từ giai đoạn đầu kinh doanh. Dựa theo những con số KPI cam kết thì nhà quản lý hoàn toàn có thể đánh giá được hiệu quả công việc của người đó như thế nào.
– Sự phát triển của vị trí công việc: Với nhiều vị trí nhẹ nhàng hơn như nhân viên tư vấn, chăm sóc khách hàng,… thì quản lý có thể đưa ra một vài tiêu chí đánh giá trong tháng. Từ đó giúp cho họ phát hiện ra được sự tiến bộ trong suốt quá trình làm việc.
– Kết quả hoàn thành công việc: Khả năng hoàn thành công việc cũng là một tiêu chí đánh giá năng suất. Thông qua việc họ đã hoàn thành công việc đến đâu thì người lãnh đạo có thể đưa ra cho bản thân đội nhóm những kế hoạch tốt nhất để đào tạo, nâng cao năng lực, nhanh chóng bắt kịp với tiến độ công việc.
3.2. Đánh giá dựa trên mục tiêu
Đối với đánh giá năng suất lao động của người lao động, nhân viên theo mục tiêu, các lãnh đạo; nhà quản lý có thể áp dụng các phương thức như sau:
– Đánh giá năng suất lao động theo mục tiêu hành chính: Thông thường, các thành viên của một phòng ban, đội nhóm sẽ được đánh giá dựa trên một hệ thống thang điểm KPI nhất định. Dựa theo kết quả của hệ thống thang điểm KPI, nhà quản lý sẽ đưa ra các chính sách khen thưởng, đề bạt theo đúng năng lực ứng viên.
– Kiểm tra năng suất theo mục tiêu phát triển: Dựa vào hệ thống KPI, nhà quản lý sẽ biết được các mục tiêu, nguyện vọng phát triển của nhân viên để có thể tìm ra được những kế hoạch, định hướng phát triển tốt nhất cho nhân sự của mình.
4. Làm thế nào để nâng cao năng suất lao động?
Nâng cao năng suất lao động vốn là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp. Sau đây sẽ là một vài việc làm mà doanh nghiệp có thể thực hiện để khuyến khích nhân viên:
- Chính sách phân quyền, phân việc phù hợp: Một người lãnh đạo tốt là người hiểu rõ cách dùng người sao cho tận dụng hết khả năng sở trường của họ vào những công việc phù hợp với họ. Nếu muốn tăng năng suất làm việc cần tìm đúng người để đảm bảo công việc hoàn thành nhanh chóng hơn, khoa học hơn, hiệu quả hơn.
- Phân bổ thời gian hợp lý: Lịch trình làm việc cần được phân bổ một cách hiệu quả và được người lao động tuân thủ 100%. Lịch trình này có thể được cá nhân hóa cho phù hợp với điều kiện của từng người song vẫn luôn đảm bảo cân đối mọi nhiệm vụ được giao.
- Nâng cao giao tiếp: Kết nối và hợp tác chính là một phương diện khác của việc nâng cao hiệu quả lao động. Việc người lao động tạo ra đường dây, mạng lưới liên kết để giải quyết vấn đề sẽ kích thích việc thảo luận và đưa ra ý tưởng mới.
- Xác định mục tiêu: Mọi hoạt động đề ra đều cần có mục tiêu rõ ràng. Phương châm càng rõ ràng, hoạch địch càng sát sao, công việc càng nâng cao được hiệu quả. Vì vậy, bước lên kế hoạch là việc không thể bỏ qua.
- Khuyến khích tinh thần nhân viên: Khen thưởng công nhận là những cách thức khích lệ một người nào đó tốt nhất. Bởi lẽ, không bông hồng nào đẹp bằng một lời khen ngợi. Khuyến khích nhân viên khi họ làm tốt công việc sẽ là cách tuyệt vời để họ tiếp tục cố gắng trong tương lai.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về cách đo lường năng suất lao động của công ty. Hy vọng với những thông tin trên, các nhà quản lý doanh nghiệp có thể xác định chính xác, hoạch định đường lối và phát huy năng lực của tổ chức mình một cách tốt nhất để đem về hiệu quả cao.