Cách xây dựng kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp, hiệu quả

5/5 – (4 bình chọn)

Muốn doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có những bước tiến xa hơn và nắm giữ vị trí vững chắc trên thị trường mỗi doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Vậy kế hoạch kinh doanh là gì và chúng liệu có quan trọng như những lời đồn? Cùng WEONE khám phá ngay trong bài viết dưới đây. 

kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh chính là tài liệu mô tả hoạt động kinh doanh về những sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nó chính là nhân tố quy định tới phương thức doanh nghiệp thu được lợi nhuận, cách thức đội ngũ lãnh đạo quản lý nhân viên cùng các hoạt động tài chính hoặc mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói kế hoạch kinh doanh sẽ quy định tới toàn bộ các nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đi tới thành công. Một số loại kế hoạch kinh doanh có thể kể đến như:

  • Kế hoạch kinh doanh & Khởi Nghiệp dành cho những startup. Nó sẽ bao quát những thông tin chi tiết về các loại sản phẩm, dịch vụ cũng như đội ngũ quản lý, chuỗi cung ứng của toàn bộ doanh nghiệp. 
  • Kế hoạch kinh doanh nội bộ: Kế hoạch này sẽ liên quan tới những đối tượng hay bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp. Kế hoạch này thường lập ra để kiểm tra tiến độ công việc đối với một phòng ban hay một nhóm nhân viên. 
  • Kế hoạch kinh doanh chiến lược: Thường đây là một kế hoạch dài hạn xoay quanh những yếu tố như tầm nhìn, sứ mệnh cũng như đặt ra các mục tiêu cùng phương án khả thi để có thể đạt được những mục tiêu ấy. 
  • Kế hoạch kinh doanh khả thi: Đây là giải pháp nhanh chóng hoặc có thể coi đây là kế hoạch dự phòng để giúp hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận một cách nhanh chóng giúp doanh nghiệp có thể khẳng định tên tuổi trên thị trường. 
kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là nhân tố quan trọng quyết định tới lợi nhuận sau này của doanh nghiệp

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh? 

Thông thường các nhà đầu tư thường dựa vào kế hoạch kinh doanh để đánh giá tính khả thi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp ấy. Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ đưa lại nhiều lợi ích: 

  • Có kế hoạch về phạm vi kinh doanh: cụ thể họ sẽ biết rõ về tài chính cũng những nguồn lực để có thể sẵn sàng đi từng bước đầu tiên cũng như từng bước phát triển. 
  • Lập plan kinh doanh sơ bộ nhằm đánh giá khách quan các ý tưởng kinh doanh khác nhau. Từ đó nhà quản lý có thể tập trung nhiều nguồn lực vào những ý tưởng có khả năng thành công cao nhất 
  • Để viết kế hoạch kinh doanh luôn cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ  khách hàng tiềm năng cũng như các đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể đưa ra các quyết định chiến lược hơn
  • Giúp nhân viên mới có thể nhanh chóng hiểu được tầm nhìn và giúp đội ngũ nhân viên có thể từng bước có niềm tin hơn vào công việc kinh doanh. 
  • Tổ chức các cuộc thi liên quan hoặc trở thành nhà tài trợ cho nhiều chương trình, tổ chức để từ đó có thể nâng cao uy tín cho doanh nghiệp của bạn. 
Kế hoạch kinh doanh cho thấy được tiềm năng phát triển của công ty

Tuyệt chiêu xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

1. Tóm tắt điều hành

Bản tóm tắt điều hành có thể coi là một phần quan trọng trong khi lập kế hoạch kinh doanh. Thông thường chúng thường dài không quá 1 trang.

Cụ thể trong bản tóm tắt điều hành thường bao gồm: 

  • Các khái niệm liên quan tới hoạt động kinh doanh
  • Giới thiệu doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực nào
  • Đưa ra mục tiêu và tầm nhìn kinh doanh trong tương lai
  • Mô tả sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng và nêu ra những điểm khác biệt.
  • Nêu rõ thị trường mục tiêu doanh nghiệp hướng tới
  • Đề cập tới chiến lược tiếp thị
kế hoạch kinh doanh
Bản tóm tắt điều hành doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cần thiết trong kế hoạch kinh doanh

2. Mô tả công ty

Trong kế hoạch kinh doanh phần này cần phải nêu rõ vị trí hiện tại của doanh nghiệp bạn, bạn là ai và bạn có plan kinh doanh thú vị gì trong tương lai. 

Đây là cơ hội tốt để có thể đưa ra các nguyên tắc cụ thể cũng như triết lý văn hoá của doanh nghiệp. Cấu trúc của phần mô tả thường bao gồm một số thông tin sau đây: 

  • Cấu trúc doanh nghiệp (đó là công ty riêng, công ty hợp danh chung hay là công trách nhiệm hữu hạn,…)
  •  Mô Hình kinh doanh mà doanh nghiệp bạn hướng tới
  • Lĩnh vực kinh doanh bạn quan tâm 
  • Tầm nhìn cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp bạn 
  • Lịch sử ( cột mốc phát triển, giải thưởng đạt được, thành tựu cụ thể trong quá khứ) của doanh nghiệp 
  • Đề rõ ra những mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn 
  • Giới thiệu các phòng ban cũng như nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp 
Việc mô tả công ty sẽ giúp xác định rõ tầm nhìn sứ mệnh, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai

3. Phân tích thị trường

Phân tích thị trường có thể coi là yếu tố sống còn quyết định tới thành công của một doanh nghiệp. Để chiếm lợi thế trước hết doanh nghiệp có thể hướng tới việc tập trung vào các thị trường ngách để có lợi thế cạnh tranh hơn. Việc chọn sai thị trường sẽ dẫn tới rất nhiều khó khăn phát sinh trong hoạt động kinh doanh sau này. 

Ở bước này, doanh nghiệp cần phải đưa ra những phân tích cụ thể về độ lớn ước tính của thị trường, vị trí hiện tại của doanh nghiệp cũng như tổng quan về bối cảnh cạnh tranh. Việc phân tích kỹ sẽ có thể thuyết phục được các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào uy tín cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Đồng thời nhà lãnh đạo cũng có thể có những nước đi đúng đắn trong việc tiến hành phân phối các sản phẩm, dịch vụ.

Để phân tích thị trường hiệu quả doanh nghiệp cần phải tiến hành ước tính trước số lượng khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai. Để làm được điều này doanh nghiệp có thể tiến hành: 

  • Thu thập dữ liệu khách hàng cũng như theo dõi xu hướng phát triển trong những năm tới. 
  • Đưa ra các dự đoán sáng suốt dựa trên tất cả những dữ liệu thu thập được, Từ đó có thể giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác phân tích thị trường một cách nhanh chóng mà lại hiệu quả
kế hoạch kinh doanh
Phân tích thị trường có thể coi là yếu tố sống còn quyết định tới thành công của một doanh nghiệp

4. Phân tích cạnh tranh

Doanh nghiệp luôn cần phải tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp bạn lại tốt hơn các đối thủ khác trên thị trường. Liệu các chiến dịch marketing hiện tại cùng với các sản phẩm dịch vụ đang kinh doanh có giúp thu hút hiệu quả sự chú ý của khách hàng. Những câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn khi đối diện với sự cạnh tranh hiện có trên thị trường: 

Để kế hoạch hoạt động hiệu quả doanh nghiệp có thể quan tâm tới ba yếu tố quan trọng sau: 

  • Lợi thế về chi phí giúp tối ưu hóa lợi nhuận để từ đó giúp doanh nghiệp có thể đề xuất những mức giá “dễ chịu” hơn rất nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc 
  • Điểm nhấn nổi bật của sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Đó có thể là tính thông minh, thuận tiện cũng như tính sáng tạo, hay thẩm mĩ của sản phẩm. 
  • Phân khúc khách hàng cụ thể: Thay vì nhắm vào nhiều đối tượng thì doanh nghiệp cần áp dụng vào phân khúc khách hàng cụ thể để từng bước an toàn mở rộng thị trường. 
Phân tích tính cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng định vị thương hiệu, xác định vị trí trên thị trường

5. Kế hoạch tiếp thị

Hoạt động doanh nghiệp cũng như quá trình tiếp thị luôn cần phải phối hợp ăn ý với nhau. Trong đó, doanh nghiệp cần xác định rõ cách tiếp thị sản phẩm dịch vụ hiệu quả phù hợp với tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp cũng như khách hàng mục tiêu doanh nghiệp nhắm tới. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn đang có kế hoạch đầu tư tiếp thị mạnh mẽ trên Tik tok, Instagram thì phải phân tích xem đó liệu có phải một nền tảng lý tưởng? Khách hàng mục tiêu liệu có đang tập trung ở đó? Nếu câu trả lời là không rõ ràng doanh nghiệp bạn cần chuyển qua nền tảng khác phù hợp hơn!

Để kế hoạch kinh doanh trở nên hiệu quả thì kế hoạch tiếp thị cần lưu ý tới các yếu tố như: | 

  • Giá cả sản phẩm, dịch vụ và tại sao bạn lại đưa ra mức giá 
  • Sản phẩm bạn kinh doanh là gì và đặc điểm phân biệt chúng trên thị trường. 
  • Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, địa điểm kinh doanh là ở đâu,… 
kế hoạch kinh doanh
Để kế hoạch kinh doanh thành công hoạt động doanh nghiệp cũng như quá trình tiếp thị luôn cần phải phối hợp ăn ý với nhau

6. Kế hoạch hậu cần

Logistics và quá trình vận hành luôn đóng vai trò quan trọng giúp hiện thực hoá kế hoạch kinh doanh của mình. Để tạo lập kế hoạch hậu cần hiệu quả doanh nghiệp cần quan tâm tới: 

  • Nhà cung cấp nguyên vật liệu cần thiết.
  • Quy trình sản xuất, kinh doanh, vận chuyển 
  • Trang thiết bị công nghệ cần thiết cho hoạt động kinh doanh
  •  Công tác vận chuyển và giao nhận sẽ được doanh nghiệp tự xử lý hay thông qua việc hợp tác với một bên thứ ba. s
  • Phương pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả. 

Công tác hậu cần thực sự rất quan trọng. Nó sẽ giúp kế hoạch kinh doanh vận hành hiệu quả hơn trong thực tiễn giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt các chuỗi cung ứng phù hợp lên kế hoạch dự phòng trước những tính huống bất ngờ. 

kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch hậu cần giúp doanh nghiệp nắm bắt các chuỗi cung ứng phù hợp

7. Kế hoạch tài chính

Một kế hoạch tài chính khả thi là một kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể phát triển hoạt động kinh doanh nhanh chóng, nâng cao vị trí trên thị trường. Đồng thời có thể đầu tư hiệu quả tới nhóm khách hàng mục tiêu. 

Mức độ chi tiết của kế hoạch tài chính gần như phụ thuộc vào đối tượng và mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn tới báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ đặc biệt là các dự báo về tài chính. Từ đó kế hoạch kinh doanh có thể nhanh chóng thành công trong tương lai.

Kế hoạch tài chính thông minh sẽ giúp kế hoạch kinh doanh của toàn doanh nghiệp khả thi hơn

Như vậy kế hoạch kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp mới ngày càng phát triển. Để có thể hoạch định chiến lược phát triển phù hợp doanh nghiệp cần thận trọng trên từng bước đi của mình, nhanh nhạy hơn trong quá trình nắm bắt thị trường. Mong rằng với bài viết trên mỗi doanh nghiệp có thể vững bước hơn trong hành trình vươn tới thành công trong tương lai. 

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255