Sự khác biệt giữa Người quản lý vs. Nhà lãnh đạo

5/5 – (5 bình chọn)

Trong doanh nghiệp, những người đứng đầu thường được nhân viên gọi là “quản lý” và “lãnh đạo”. Mọi người thường mặc định rằng 2 khái niệm trên là giống nhau, sử dụng chúng một cách rất mơ hồ trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nhưng sự thật có phải như vậy? 

Những nhà quản lý và nhà lãnh đạo thường được nhân viên ngầm hiểu là những người dẫn dắt, người đưa ra những quyết định quan trọng đưa công ty, doanh nghiệp tới những bước phát triển khác nhau, và thường dùng 2 khái niệm này chung trong nhiều hoàn cảnh. Trên thực tế, có những điểm giống nhau nhất định giữa “quản lý” và “lãnh đạo”, nhưng về bản chất có rất nhiều sự khác nhau quan trọng.

Những điểm giống nhau

Nhà lãnh đạo và người quản lý có rất nhiều đặc điểm chung cơ bản. Họ chịu trách nhiệm với một nhóm người, hoặc một tổ chức bao gồm rất nhiều nhân viên dưới quyền. Họ có khả năng đưa ra những quyết định lớn, mỗi đường đi nước bước của họ tác động đến cả một tập thể. Quan trọng hơn cả, họ mang phẩm chất của những người đứng đầu: có chí hướng, khát vọng thay đổi, có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm cùng sự dũng cảm để thực hiện những mục tiêu đó,… 

“Lãnh đạo” và “Quản lý” đều chỉ những người đứng đầu

Tuy vậy, một người lãnh đạo giỏi đòi hỏi phải có những phẩm chất của một nhà quản lý tốt, cùng với những đặc điểm riêng biệt nâng tầm bản thân họ lên một tầm cao và nhận được những sự kính trọng đặc biệt. Đó là gì?

Tầm nhìn & chiến lược

Điểm khác nhau cơ bản đầu tiên giữa một nhà quản lý tốt và một người lãnh đạo giỏi là một tầm nhìn chiến lược. Người lãnh đạo giỏi tập trung vào tầm nhìn để tạo sự thay đổi. Họ tập trung vào những cơ hội trong tương lai và tận dụng từng yếu tố có thể chuyển hoá thành lợi ích. Còn nhà quản lý có những chiến lược cụ thể riêng cho tổ chức về nhiều mặt cơ cấu như thiết lập ngân sách, bố trí nhân sự và cơ cấu tổ chức. 

Lãnh đạo và quản lý có những mục tiêu, đích đến và cách thức khác nhau

Những nhà lãnh đạo có xu hướng thúc đẩy sự thay đổi và phát triển nội tại của một tập thể, trong khi người quản lý đảm bảo cho những mục tiêu đã đề ra của tổ chức phải được thực hiện. Điều này làm nên một người lãnh đạo giỏi có thể là một nhà quản lý tốt, nhưng điều ngược lại chưa chắc có thể xảy ra khi những đích đến của công ty mâu thuẫn hoặc không liên quan tới những giá trị cốt lõi của sự phát triển trong cộng đồng nhân viên.

Tổ chức & sắp xếp

Những nhà quản lý theo đuổi mục tiêu thông qua những quyết định có tổ chức, những quá trình mang tính chiến thuật và những hoạt động trên nhiều giai đoạn để đạt được những kết quả nhất định. Mặt khác, người lãnh đạo hướng sự chú ý của họ vào cách để tạo động lực cho nhân viên và sắp xếp, điều chỉnh nhân viên đi đúng hướng hơn. 

Trong cuốn sách “Chân dung nhà lãnh đạo”, tác giả Warren Bennis đã mô tả cực kì chi tiết góc nhìn của ông về sự khác nhau giữa “The manager” và “The leader:”

“Quản lý điều hành; lãnh đạo đổi mới

Quản lý duy trì; lãnh đạo phát triển

Quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc; lãnh đạo tập trung vào con người”

Bằng việc phát triển phong cách lãnh đạo của bản thân thông qua việc tiếp nhận những thiếu sót và tự kiểm điểm, những nhà quản lý có thể học cách trao quyền cho nhân viên của mình và truyền cảm hứng cho họ để tự phát triển bản thân, từ đó cống hiến nhiều hơn cho tập thể.

Vị trí & chất lượng

“Manager” hay “Quản lý” thường được hiểu với nghĩa là một vị trí cụ thể trong cấu trúc công ty, trong khi Lãnh đạo lại có ý nghĩa nhiều hơn thế. 

“Quản lý” là một chức danh cấp cao gắn với trách nhiệm và vai trò của một người cụ thể, hay trong hầu hết các trường hợp, chủ chốt trong một công ty. Việc trở thành quản lý đòi hỏi phải có những năng lực nhất định và một quyết tâm trở thành nhà lãnh đạo giỏi. Những người quản lý giỏi nhất sẽ trở thành những nhà lãnh đạo tài ba, nhưng không có nghĩa rằng 2 từ này mang ý nghĩa giống nhau. 

“Quản lý” chỉ là một chức danh, “lãnh đạo” là nghĩa vụ và trách nhiệm

Kỹ năng lãnh đạo là một phẩm chất cần được trui rèn và luyện tập. Các nhà lãnh đạo có thể truyền cảm hứng cho nhân viên của mình, tiếp thêm động lực phát triển cho họ và thấu hiểu điều gì là tốt nhất cho cá nhân cũng như tập thể thông qua việc rèn luyện trí thông minh cảm xúc EQ và hình thành sức ảnh hưởng của bản thân lên người khác. Đối với các nhà quản lý dày dạn kinh nghiệm và đầy tham vọng, việc sở hữu kỹ năng lãnh đạo mạnh mẽ không chỉ có thể dẫn đến hiệu suất công việc tốt hơn mà còn nâng cao kiến thức về cách tác động đến bối cảnh và môi trường mà các quyết định được đưa ra.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi phải học hỏi rất nhiều, tích lũy kinh nghiệm qua những thử thách và ngoài ra cũng cần một bản chất thiên phú. Chưa bao giờ là quá muộn để tiếp thu những kiến thức về kỹ năng lãnh đạo, kể cả bạn đang ở trong bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời và sự nghiệp. Bằng cách hiểu rõ bản chất đặc điểm của một nhà lãnh đạo, cách họ tạo ra sức ảnh hưởng lên những người xung quanh và điểm khác biệt của lãnh đạo và quản lý, bạn hoàn toàn có thể phát triển những kỹ năng huấn luyện, tạo động lực và ra quyết định, đưa tập thể của bạn đến những thành công mới.

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255