Marketing Automation là gì? Cách xây dựng chiến lược Marketing Automation

5/5 – (6 bình chọn)

Marketing Automation ngày nay được biết đến như một công cụ tiện lợi với mục đích tối ưu hiệu quả Marketing và thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp. WEONE sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về Marketing Automation là gì? Làm cách nào mà Marketing Automation trở thành một công cụ hỗ trợ mạnh mẽ qua bài viết dưới đây nhé!

Marketing Automation

Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là việc chuyển đổi các hoạt động tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp từ hình thức thủ công thành các giải pháp tự động. Marketing Automation là nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp cận hiệu quả thị trường online cũng như mạng xã hội như: Facebook, Messenger, Instagram…cho đến các kênh thương mại điện tử: Lazada, Shopee, Tiki…một cách tự động hóa.

Marketing Automation
Tổng quan về Marketing Automation là gì?

Marketing Automation là quy trình sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của doanh nghiệp. Phần mềm này được thiết kế để đảm nhận và tối ưu công việc Marketing nhằm đảm bảo các hoạt động được tiến hành trơn tru và đúng tiến độ. 

Marketing Automation giúp cho những công việc thường nhật được xử lý nhanh chóng, giảm thiểu sai sót và tăng sự trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, giúp bộ phận Marketing tiết kiệm thời gian, đồng thời đạt được mục tiêu doanh nghiệp đề ra nhanh hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

Marketing Automation đem đến những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Tự động hóa quy trình tiếp cận khách hàng tiềm năng

Dữ liệu được thu thập tự động thông qua các kênh như: Emails, Website và App,…được Marketing Automation xử lý và tổng hợp, mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn chi tiết về hành vi khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp hiểu được các nhu cầu cũng như nắm bắt được khách hàng đang ở đâu trong hành trình mua hàng.

Marketing Automation có thể giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng tiềm năng. Đồng thời, tự động hoá các quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng để chuẩn bị thật tốt các hoạt động bán hàng sau này. Marketing Automation không những hỗ trợ doanh nghiệp thuyết phục khách hàng gắn bó với mình, mà còn có khả năng chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành.

Lợi ích của Marketing Automation

Tăng tỉ lệ chuyển đổi đồng thời cải thiện Marketing ROI

Theo nghiên cứu từ Salesforce, việc áp dụng hệ thống Marketing Automation mang lại thành công cho doanh nghiệp qua kết quả sau: 

  • Tăng 27% lượng Leads.
  • Tăng 30% tỷ lệ chuyển đổi Lead.
  • Cải thiện đến 25% Marketing ROI.

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, Marketing Automation thúc đẩy 14,5% doanh thu và giảm 12,2% chi phí Marketing.

Bên cạnh việc tự động hoá quy trình nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, Marketing Automation còn có thể giúp doanh nghiệp xây dựng một quy trình bán hàng rõ ràng và xuyên suốt trong hành trình của khách hàng. Từ kết quả trên, doanh nghiệp xác định được thời gian khách hàng phát sinh nhu cầu để gửi các thông tin về sản phẩm đến đội Sales nhằm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Marketing Automation giúp doanh nghiệp tối ưu hiệu suất làm việc của đội Sales và Marketing thông qua tự động hóa tất cả các quy trình kể cả việc làm báo cáo, từ đó doanh nghiệp sẽ tính toán chi phí chính xác hơn và cải thiện Marketing ROI của mình.

Các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp được tối ưu hóa

Marketing Automation giúp doanh nghiệp tránh được các rủi ro như việc gửi trùng Mail, gửi Mail sai thời điểm, đăng trùng bài hay sai sản phẩm…sau khi doanh nghiệp đã lên kế hoạch cụ thể cho từng nhóm khách hàng từ các nhu cầu, mong muốn của khách thu thập được. Marketing Automation sẽ tự thực hiện các hoạt động như: tự động thiết lập các chuỗi Email, đăng bài theo lịch đã được lên sẵn,…

Điều phối đồng thời các chiến dịch đa kênh 

Để sản phẩm của mình được khách hàng biết đến nhiều hơn, doanh nghiệp cần quảng cáo trên nhiều kênh khác nhau như: Email, SMS, Facebook, Instagram, Zalo, Landing Page, Google Adwords,… Khi sử dụng Marketing Automation, việc quảng cáo sẽ không còn là cơn ác mộng khi doanh nghiệp phải tự update nội dung cho từng kênh.

Marketing Automation
Với Marketing Automation, việc quảng cáo sẽ không còn là cơn ác mộng

Sau khi lên kế hoạch, nội dung trên các kênh sẽ được Marketing Automation cập nhập tự động. Doanh nghiệp có thể theo dõi và so sánh cũng như đo lường hiệu quả của tất cả các kênh một cách dễ dàng.

4 bước quan trọng khi xây dựng chiến lược Marketing Automation

Để xây dựng một chiến lược Marketing Automation doanh nghiệp cần tuần thủ 4 bước sau đây:

Bước 1: Xác định các mục tiêu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần đề ra các mục tiêu mong muốn và dự đoán khoảng thời gian hoàn thành. Mục tiêu này có thể được đề ra cho toàn thể doanh nghiệp hay là các phòng ban bộ phận trong doanh nghiệp, người trực tiếp quản lý hoặc những khách hàng cụ thể.

Bước 2: Xác định mục tiêu khách hàng của doanh nghiệp

Bên cạnh việc xác định mục tiêu, doanh nghiệp cũng phải hiểu được nhu cầu khách hàng. Xác định mục tiêu khách hàng nhắm đến là điều cần thiết để doanh nghiệp thiết lập kế hoạch bán hàng. Tìm hiểu được nhu cầu, những yếu tố mà khách hàng mong muốn để tìm ra cách tiếp cận hiệu quả từ đó tối ưu được khả năng chuyển đổi. Sau khi xác định được mục tiêu và đối tượng cụ thể thì việc sử dụng Marketing Automation sẽ trở nên đơn giản hơn.

Bước 3: Bản đồ phác thảo chuyển động của khách hàng

Bản đồ chuyển động là mắt xích cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing Automation. Ở bước này, doanh nghiệp cố gắng cho khách hàng trải nghiệm một số hành động nhất định như là mua hàng, điền form, đăng ký sự kiện…

Bản đồ chuyển động của khách hàng là yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing Automation

Từ những thông tin trên, doanh nghiệp hiểu được các quá trình mà khách hàng trải qua để nắm được những vướng mắc mà khách hàng gặp phải khi mua sản phẩm. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ nhận định chính xác về cách mà khách hàng tiếp cận sản phẩm, trải qua bao nhiêu bước để sở hữu được sản phẩm.

Bước 4: Phân khúc và đánh giá khách hàng

Dữ liệu của mỗi khách hàng là không giống nhau. Trong đó bao gồm: khách hàng sắp mua hay đang nghiên cứu sản phẩm tương tự với giá rẻ hơn nhưng chưa cần dùng đến, chưa tin tưởng hoặc thậm chí có khả năng không mua,…Thay vì đưa ra thông điệp như nhau, doanh nghiệp nên có giai đoạn phân khúc và đánh giá cụ thể sẽ làm cho khả năng chuyển đổi lớn hơn.

  • Phân khúc: Nghiên cứu dữ liệu của khách hàng từ cao cấp đến bình dân. Từ kết quả đó, doanh nghiệp mới có thể gửi tin nhắn mang tính cá nhân hóa đến từng đối tượng khách hàng.
  • Đánh giá: Quá trình đánh giá khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp phân loại được những nhóm khách hàng cần được chăm sóc chu đáo, nhóm cần tạo thêm thông tin hay thông điệp thuyết phục và nhóm cần chăm sóc lâu dài.

Sau khi doanh nghiệp đã phân khúc và đánh giá, Marketing Automation giúp doanh nghiệp gửi tin nhắn sản phẩm đến từng nhóm khách hàng cụ thể.

Sự khác nhau giữa Marketing Automation trong B2B và B2C

Mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn (B2B hay B2C) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến loại tin nhắn được doanh nghiệp sử dụng.

Marketing Automation
Marketing Automation trong B2B và B2C khác nhau như thế nào?

Cụ thể như sau:

  • Mô hình B2B sử dụng Marketing Automation cho những sản phẩm hoặc dịch vụ cần yêu cầu cam kết lâu dài hơn. Vậy nên, tin nhắn của hình thức này chú trọng nhiều hơn vào nội dung. B2B chú trọng việc thiết lập danh tính doanh nghiệp như là một chuyên gia uy tín trong ngành nên cần cung cấp những thông tin cao cấp có kiến thức chuyên môn. 
  • Trọng tâm trong mô hình B2C là xây dựng thương hiệu, khẳng định uy tín của thương hiệu với khách hàng, thúc đẩy tăng trưởng doanh số. Nội dung tin nhắn cần đơn giản, tin nhắn không cần quá chuyên môn và khó hiểu. Thường là lời nhắc giỏ hàng bị bỏ quên, đề xuất sản phẩm mới và những khuyến mãi phù hợp với từng khách hàng…

Trên đây là tất cả thông tin liên quan về Marketing Automation cũng như 4 bước xây dựng chiến lược Marketing Automation mà WEONE chia sẻ đến bạn. Hi vọng qua bài viết này có thể giúp doanh nghiệp của bạn đơn giản hóa quá trình Marketing đồng thời tăng doanh số bán hàng và đạt mức doanh thu cao nhất. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại!

Bạn có biết, tại Việt Nam có tới hơn 80% lãnh đạo doanh nghiệp muốn chuyển đổi số và 65% doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư mạnh vào chuyển đổi số, tuy nhiên lại có đến 53,7% doanh nghiệp gặp vấn đề về các giải pháp làm việc nội bộ.

Để khắc phục tình trạng đó hãy trải nghiệm miễn phí Hệ thống tự động hóa doanh nghiệp WEONE! Thử nghiệm hoặc đăng ký hỗ trợ tư vấn chuyên sâu 1-1 để giải quyết những vấn đề về quản trị doanh nghiệp TẠI ĐÂY!

Bài viết mới nhất

Đăng ký nhận tin

Để lại thông tin để nhận được nhiều thông tin thị trường mới nhất

Theo dõi Facebook

Tham gia cộng đồng

Cộng đồng Tư vấn-Hỗ trợ Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp

Đăng ký nhận thông tin từ WEONE

Đăng ký demo

Tư vấn trực tiếp

0904 805 255