Đại dịch COVID – 19 bước sang năm thứ ba, nhân loại đang dần thích nghi với tình trạng xã hội “Bình thường mới” đang dần trở nên phổ biến trong cộng đồng. Đây cũng là thời điểm vàng để các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động trong đại dịch trở lại hoạt động và có những biện pháp cải tổ lại tổ chức của mình để phù hợp với thời đại mới.
Rất nhiều doanh nghiệp đã phải trải qua một giai đoạn khó khăn khi phải vượt qua đại dịch COVID – 19 trong tình trạng nền kinh tế suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng, bị buộc phải cắt giảm hoặc thậm chí ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bước vào giai đoạn “Bình thường mới” khi bắt đầu sống chung với lũ, các doanh nghiệp cũng đang dần mở cửa trở lại hoạt động của mình, đi kèm với đó là những bước đi tái định hình hoạt động vận hành tổ chức để tránh khỏi tác động tiêu cực từ những cú sốc từ môi trường hoặc từ một thảm hoạ tương tự virus Corona khác và thích nghi với những xu hướng mới hình thành sau một thời gian chống chọi và sống cùng dịch bệnh.
Định hình lại chiến lược kinh doanh
Các lệnh phong toả và giãn cách càng ngày càng lỏng tạo điều kiện tốt cho hoạt động mở cửa trở lại của các doanh nghiệp, khi sức mua và nhân viên sẽ quay trở lại hoạt động. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số quy định liên quan đến tập trung cộng đồng và bảo vệ an toàn dịch bệnh, vì vậy “bình thường” của ngày hôm nay sẽ không còn giống “bình thường” của 2, 3 năm trước nữa.
Vì vậy các công ty cần có chiến lược thích nghi, định hình lại cách thức tiếp cận thị trường và chuyển trọng tâm vào những vấn đề tồn đọng phải giải quyết cùng những thay đổi có khả năng cao sẽ diễn ra trong giai đoạn hậu COVID. Có cách nào để đưa sản phẩm của doanh nghiệp mình tới gần hơn với khách hàng trong thời đại công nghệ chiếm hữu cuộc sống của con người? Phải làm thế nào để những lựa chọn phân phối sản phẩm trực tuyến, dịch vụ ảo thực sự sẽ đem lại hiệu quả cho nhà phân phối? Đó sẽ là những câu hỏi khó mà doanh nghiệp cần tìm hướng giải quyết càng sớm càng tốt.
Rất nhiều doanh nghiệp đã xoay sở thành công trong đại dịch với những chiến lược sáng tạo, mới mẻ. Các nhà hàng vẫn mở cửa với dịch vụ nhận và giao đồ ăn, các phòng tập gym, yoga và phòng tập thể dục giữ chân khách hàng của họ bằng cách cung cấp dịch vụ hướng dẫn trực tuyến và các tư vấn viên, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nền tảng tư vấn tiếp tục cung cấp dịch vụ của họ thông qua Zoom, Google Meet hay các nền tảng họp trực tuyến khác.
Mặc dù các biện pháp này đã được thực hiện để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19, nhưng có thể người dân sẽ mất một thời gian để thích nghi trước khi quay trở lại với các hoạt động bình thường trước khi dịch bệnh đổ bộ của họ. Nếu doanh nghiệp có thể thay đổi và tiếp tục hoạt động dù trong bất cứ tình trạng nào đi nữa, hãy suy nghĩ xem xét xem có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ của mình trên cơ sở thay thế hay thậm chí phát triển phần mềm riêng của doanh nghiệp hay không.
Mô hình làm việc linh hoạt & hiện đại
Kể từ đại dịch COVID – 19 đã xuất hiện một mô hình làm việc mới càng ngày càng phổ biến và tỏ ra hiệu quả, đó là mô hình làm việc Hybrid. Đúng như cái tên, mô hình làm việc này kết hợp linh hoạt giữa đi làm trực tiếp tại công ty và “work from home” – làm việc tại nhà. Nếu mô hình này tỏ ra hiệu quả trong doanh nghiệp thì Ban Lãnh đạo nên xem xét áp dụng nó ngay cả khi tình hình dịch bệnh đã diễn biến khả quan hơn.
Đối với nhiều người lao động, được làm việc tại nhà đem lại cho họ và chính tổ chức của họ nhiều lợi ích hơn bao giờ hết: tránh được nguy cơ dịch bệnh, tập trung đông người, có tinh thần làm việc thoải mái nhất, không chịu áp lực, tiết kiệm chi phí phát sinh khi đi làm; vì vậy, họ mong muốn làm việc tại nhà ngay cả khi dịch bệnh và những lệnh giãn cách chặt chẽ đang dần lùi về quá khứ.
Không phải ngẫu nhiên mà theo một khảo sát có đến 99% số người lao động được hỏi trả lời rằng họ sẽ làm việc tại nhà nếu có thể. Tuy điều này có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho quản lý như giám sát nhân sự, theo dõi tiến độ công việc hay tạo ra tiền lệ không tốt cho những nhân viên mới của công ty, không tạo được kết nối giữa đồng nghiệp và có thể thất bại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nào rồi cũng sẽ có cách khắc phục riêng của nó.
Để giải quyết khó khăn trong quản lý công việc và nhân sự từ xa, các doanh nghiệp hiện nay đang tìm đến những công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và cung cấp những phần mềm hệ thống tự động hoá doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý nắm bắt hoạt động nhân viên một cách dễ dàng hơn. Một trong những sản phẩm nổi bật trên thị trường hiện nay là WEONE của công ty FSI – công ty Top 10 Việt Nam về công nghệ về chuyển đổi số.
Với công nghệ hiện đại, WEONE cung cấp cho cả nhân viên và lãnh đạo nhiều lựa chọn để tương tác & làm việc trực tiếp chỉ trên một nền tảng duy nhất. Với các đa dạng các phân hệ như Quản lý kho dữ liệu, Quy trình thủ tục, Quản lý công việc, v.v… lãnh đạo và nhân viên đã có thể làm việc ngay trên nền tảng hệ thống với mức độ bao phủ quy trình cao và không khác gì làm việc trực tiếp, thậm chí có thêm một số ưu điểm như tiết kiệm thời gian chờ thủ tục, tiết kiệm chi phí văn phòng phẩm, chi phí in ấn, phát sinh, giúp nhân viên và quản lý theo dõi hoạt động một cách công khai, minh bạch và thuận tiện.
Thay đổi & vệ sinh nơi làm việc
Những lệnh cách ly đã được giảm bớt cả về số lượng lẫn mức độ, nhưng vẫn có những quy định về số lượng người tập trung trong một không gian nhất định. Bên cạnh đó, ngoài những bộ phận nhân viên có thể làm việc tại nhà, nhiều vị trí buộc phải đến văn phòng làm việc để đạt được hiệu quả công việc tối ưu nhất. Vì vậy quan tâm đến nơi làm việc cũng là một phương án để chuẩn bị cho một cú “comeback” của doanh nghiệp. Một văn phòng đầu tiên là cần đảm bảo vệ sinh, giãn cách theo đúng quy định của Chính phủ, tiếp theo cần tiện lợi, thoải mái, khoa học và chuyên nghiệp, đẹp sẽ là tiêu chí được ưu tiên cuối cùng.
Doanh nghiệp cần quan tâm đầu tư áp dụng những biện pháp hành lang an toàn vệ sinh và phòng tránh dịch bệnh ngay tại văn phòng của mình. Các nhà lãnh đạo cũng sẽ cần phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh sạch sẽ tại cơ sở kinh doanh của mình, đặc biệt là bất kỳ không gian cộng đồng nào như bếp chung, quán cà phê hoặc phòng họp. Cân nhắc thực hiện các biện pháp bổ sung để đảm bảo nơi làm việc sạch sẽ như lắp đặt máy phân phối nước rửa tay tại những nơi có nhiều người buôn bán hơn như thang máy và cửa ra vào hoặc gần máy in hoặc các thiết bị công cộng khác. Bất kỳ bề mặt nào thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, nút thang máy và tay vịn cũng cần được thường xuyên làm sạch và khử trùng.
Ngoài ra, cân nhắc dán các biển báo để nhắc nhở người lao động về tầm quan trọng của việc rửa tay và các nghi thức thích hợp khi ho và hắt hơi. Doanh nghiệp cũng có thể thúc đẩy một môi trường làm việc hợp vệ sinh bằng cách trang bị những thứ như thùng rác không chạm vào, chất khử trùng và khăn lau dễ tiếp cận, khẩu trang và găng tay cũng như bình đựng xà phòng chất lượng cao.
Đã đến lúc các công ty cần trở mình, thực hiện những cú “comeback” mạnh mẽ và tạo cho nhân viên của mình những trải nghiệm làm việc thoải mái, mới mẻ bằng những phương án tái định hình hoạt động doanh nghiệp được nhắc tới bên trên. Nếu cứ giữ nguyên các mô hình cũ, không thay đổi, công ty sẽ sớm bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua khắc nghiệt trên thị trường. Vì vậy, cần hành động càng sớm càng tốt, nắm bắt thời cơ để theo kịp những xu hướng mới được tạo ra trong thời kỳ đại dịch này.