Từ chuyển đối số tới nền kinh tế số, đây là định hướng chung của chính phủ Việt Nam từ 2025-2030, đồng thời cũng là con đường tất yếu phải đi cho mọi doanh nghiệp để duy trì khả năng cạnh tranh trước các áp lực mới. Dù cho đến hiện tại, không có thống kê chính xác về việc ‘không chuyển đổi số sẽ bị đào thải, nhưng không chớp thời cơ và những lợi thế lúc này, có thể doanh nghiệp sẽ vĩnh viễn ‘tụt lại’ trong thời đại cũ.
Vì sao đại đa số SMEs vẫn lạnh nhạt trong chuyển đổi số
Theo khảo sát mới đây từ Bộ Công Thương về độ sẵn sàng trong chuyển đổi số, mức độ nhập cuộc của 16/17 nhóm ngành ưu tiên vẫn đang ở ngưỡng thấp. Có tới 61% doanh nghiệp vẫn chần chừ do dự trước vạch xuất phát. Trong 39% còn lại, có 21% chỉ vừa bắt đầu những bước đầu tiên. Ở khảo sát tương tự của Cisco, 30% SMEs Việt dù đã biết tới vẫn đang thờ ơ với các chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ.
Phải chăng ‘chuyển đổi số’ chỉ là câu khẩu hiệu mang tính hô hào?
Chia sẻ về quan sát của mình dưới góc nhìn của FSI – 1 trong top 10 công ty tư vấn giải pháp chuyển đổi số, anh Lê Phương nhận định cái lợi và sự cấp thiết của triển khai chuyển đổi số là điều tất cả nhà quản lý đều đồng ý về mặt định hướng. Tuy nhiên khi triển khai thực tế, rào cản lớn nhất ngăn các doanh nghiệp Việt nằm gọn ở 2 nguyên do:
- Thứ nhất: Thiếu hụt về nguồn lực – từ ngân sách đến nhân sự có năng lực CNTT để tư vấn, định hướng và hỗ trợ chuyển đổi. Vừa thiếu thông tin về thị trường giải pháp, vừa không có sẵn ‘hạ tầng số’ lại không dư giả ngân sách tiếp cận các chuyên gia, đây là những ‘chốt chặn’ khiến nhiều nhà lãnh đạo ‘hữu tâm mà vô lực’ trước xu thế mới.
- Thứ hai: Nhiều đơn vị không biết phải bắt đầu chuyển đổi số từ đâu, lựa chọn đối tác nào, đặc biệt khi đã có những kinh nghiệm thất bại trong quá khứ. Bởi vậy, thay vì trở thành những ‘người tiên phong’ nắm bắt thời cơ chuyển đổi, nhiều SMEs lựa chọn ‘đứng lại’ và ‘nhường đường’ cho những đối thủ giàu tài lực hơn!
Không chuyển đổi số thì tụt hậu. Muốn chuyển đổi số lại không tìm được lời giải tối ưu. Không phải nhà quản lý chưa mặn mà với việc ‘đổi mới – sáng tạo’, thứ khiến họ chùn chân là sự bất định trong các kế hoạch còn mông lung. Đây là thực trạng chung cũng là trăn trở mang theo sang năm mới của nhiều SMEs!
Vậy đâu là giải pháp cho SMEs trước cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’ của áp lực chuyển đổi?
Một lời khuyên đúc kết từ các chuyên gia trong webinar “Vận hành tinh gọn cùng WEONE & Chatwork” đó là: “Lãnh đạo và nhà quản lý doanh nghiệp không nên xem chuyển đổi số là vấn đề quá to tát. Doanh nghiệp có thể bắt đầu bằng cách giải quyết từng vấn đề cấp thiết nhất từ một bộ phận, phòng ban, chi nhánh sau đó dần dần nhân rộng ra toàn hệ thống”. Song song với đó, giải pháp ứng dụng phải thật tinh gọn sao cho nhìn thấy tính hiệu quả nhanh chóng, rõ ràng. Nếu kế hoạch quá lan man hoặc độ sộ đến không đủ nguồn lực triển khai, doanh nghiệp sẽ tiếp tục dậm chân trong vòng luẩn quẩn của chuyển đổi số và nhập cuộc chậm hơn so với thị trường.
Để cụ thể hóa “thế nào là một xuất phát điểm phù hợp cho kế hoạch chuyển đổi số”, anh Lê Phương nhấn mạnh về tính quan trọng trong việc ‘số hóa vận hành nội bộ’. Theo đó, chuyển đối số quy trình, tự động hóa phương thức làm việc, tinh gọn dư thừa trong bộ máy vận hành và đặt nền tảng cho những ứng dụng tương lai là điều nhà quản lý nên cân nhắc ngay từ bây giờ để không chỉ tối ưu hiệu suất mà còn giúp doanh nghiệp vận hành thông suốt trước mọi tình huống.
Ví dụ thực tế nhất – cho chuyển đổi số quy trình chẳng hạn – đó là số hóa cách xét duyệt đề xuất, tờ trình. Theo cách thủ công, nhân sự phải trình bày ra giấy, nộp lên và chờ xét duyệt qua nhiều vòng, gây mất thời gian và tốn nhiều công sức của nhiều phòng ban. Trong khi với các SMEs đã chuyển đổi số, nhân sự chỉ cần điền form có sẵn trên hệ thống và gửi trực tiếp đến cấp quản lý, nhà lãnh đạo cũng có thể phê duyệt nhanh chỉ với vài ‘click chuột’ hoặc qua chữ ký điện tử.
Điều doanh nghiệp cần lúc này là một nền tảng giúp đơn giản hóa và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số
Chuyển đổi số bắt đầu từ một vấn đề, và triển khai bằng một hệ thống, phần mềm. Khi lựa chọn đối tác kỹ thuật số, nhà quản lý nên lựa chọn những đơn vị giúp giải quyết được 2 vấn đề: xây dựng nền tảng số vững chắc cho các nhu cầu hiện tại – tương lai và sử dụng đơn giản, thuận tiện, điển hình là phần mềm tự động hóa WEONE.
Cụ thể hơn, để hỗ trợ doanh nghiệp trong bài toán chuyển đổi số, WEONE mang đến bộ giải pháp giúp doanh nghiệp:
- Vận hành tinh gọn chỉ với 1 phần mềm duy nhất – mọi quy trình thủ tục, công việc, tài liệu đều được tự động hóa tối đa để loại bỏ các tác vụ thủ công và hoạt động dư thừa không cần thiết. Chẳng hạn như tự động hóa trong đề xuất – trình ký – phê duyệt như đã đề cập ở trên, hoặc tự động cập nhập báo cáo tiến độ, hiệu suất hay nhắc nhở, chuyển luồng tiếp công việc theo quy trình.
- Hệ thống mở, có khả năng tích hợp với các phần mềm sẵn có trong doanh nghiệp – giảm bớt thời gian làm quen với các phần mềm mới, dễ dàng khai thác dữ liệu chung khi liên kết hệ thống, đồng thời đủ tin cậy để đồng hành dài hạn cùng doanh nghiệp ngay cả khi nhu cầu sử dụng ngày càng phức tạp.
- Giao diện, hệ thống trực quan, dễ sử dụng, ngôn ngữ thuần Việt, mọi thao tác đều được tối giản để bất cứ ai cũng có thể sử dụng trôi chảy sau 1-2 lần làm quen.
Hướng tới chuyển đổi số thành công, bên cạnh công cụ, phần mềm doanh nghiệp còn cần có những lộ trình và cách đo lường, đánh giá thực tiễn. Để chuyển đổi số không còn là dự định của năm này kéo dài sang năm khác, hay nhận demo và tư vấn nhanh từ WEONE, vui lòng để lại thông tin tại [form sau đây ← link].