Ngày 30/09/2021, FSI đã phối hợp cùng viện đào tạo và tư vấn IEIT tổ chức hội thảo “Chiến lược và lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” nhằm giúp các doanh nghiệp có chiến lược chuyển đổi số hiệu quả trong mùa dịch.
Buổi hội thảo đã thu hút gần 200 khách hàng đăng ký tham dự là các đại diện đến từ các doanh nghiệp từ khắp các tỉnh thành Việt Nam và trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Hơn 70 khách mời là lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc…
Qua những bài phát biểu hết sức công phu và bổ ích của các diễn giả, khách mời tham dự đã có cho mình được những cái nhìn đầy đủ về các chiến lược và phương pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp mình.
Thách thức nào cho doanh nghiệp trong bão Covi?
Theo báo cáo khảo sát từ VCCI – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện trên gần 11.000 doanh nghiệp, có tới 72,3% doanh nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19.
Cũng theo một khảo sát khác, trước khi làn sóng Covid-19 càn quét mạnh mẽ tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn có hơn 50% doanh nghiệp lạc quan với viễn cảnh có thể hoạt động trở lại bình thường vào đầu tháng 08/2021. Tuy nhiên, trước diễn biến như hiện nay, có thể thấy dự báo này khó có thể thành hiện thực.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh cho biết: “Dưới tác động nặng nề đến tình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn bị đào thải thì cần thích hứng xu hướng này. Muốn chuyển đổi số thì phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy, quyết tâm của ban lãnh đạo”
“Covid là một phép thử để kiểm tra sức khỏe của doanh nghiệp. Thay vì lo lắng, lãnh đạo các công ty nên rà soát lại những thiếu sót trong bộ máy quản trị của doanh nghiệp bấy lâu nay. Trước khi chuyển đổi số, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sớm về tri thức, nhận thức, năng lực, đội ngũ và hiểu biết về công nghệ tìm các phương pháp cải tổ và tối giản nó trên môi trường số để thuận tiện hơn trong công tác điều hành” ông Minh chia sẻ
Thực tiễn triển khai chuyển đổi số cho FSI trong mùa dịch
Tại hội thảo “Chiến lược và lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Ông Lê Phương – Ban Chuyển đổi số FSI đã chia sẻ đến khách mời rất nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình chuyển đổi số tại chính FSI và tại các doanh nghiệp mà FSI đã tư vấn.
Ông Lê Phương chia sẻ: “Với kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số cho nhiều đơn vị, FSI nhận ra rằng hầu hết các doanh nghiệp thường có xu hướng chỉ tập trung giải quyết một góc vấn đề trong chuỗi quản trị của của mình bằng các phần mềm đơn lẻ, không thể tích hợp lại với nhau thay vì sử dụng một hệ sinh thái các công nghệ có tính liên kết dẫn đến hệ thống điều hành không có sự xâu chuỗi, tốn rất nhiều thời gian trong khâu quản lý. Rút kinh nghiệm từ đó nên tất cả các phần mềm hiện nay của FSI đều đặt sự đồng bộ và tính liên kết lên đầu”
Ví dụ, để giải quyết bài toán về dữ liệu lưu trữ (hồ sơ nhân sự, phiếu thu chi, tài liệu tham khảo, hợp đồng, chứng từ,…), chúng tôi sử dụng phần mềm triển khai số hóa tài liệu thông minh D-IONE để số hóa tài liệu từ bản cứng thành bản điện tử.
Sau khi số hóa và tạo lập cơ sở dữ liệu, hệ thống tự động hoá doanh nghiệp WEONE được ứng dụng cho công đoạn tiếp theo để rút ngắn quy trình và giảm thiểu thời gian tìm kiếm thông tin. Hệ thống cho phép nhân viên có thể tìm kiếm, chia sẻ và sử dụng tài liệu nội bộ dễ dàng dù ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ thời gian nào. Tất cả thông tin được bảo mật an toàn nhờ cơ chế phân quyền chi tiết và cho phép đặt password cho từng file
Không chỉ giải quyết các vấn đề liên quan đến số hóa dữ liệu, FSI còn xây dựng một hệ thống quản trị và điều hành doanh nghiệp toàn diện – WEONE, hướng tới thiết lập mô hình chuyển đổi số đơn giản bằng việc tập trung vào giải quyết bài toán tổng thể hiện đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu nhất khi triển khai làm việc từ xa hiện nay
WEONE tập trung vào giải quyết các bài toán quản trị của doanh nghiệp thông qua các tính năng chính:
- Quản lý quy trình – thủ tục: Số hoá toàn bộ quy trình – thủ tục của doanh nghiệp, xử lý phân luồng công việc tạo lập quy trình đường thẳng, rẽ nhánh hoặc tạo quy trình con nằm trong quy trình lớn; tự động hoá 50 – 90% tác vụ; tiết kiệm tối đa thời gian xử lý công việc nội bộ và chi phí quản lý
- Quản lý kho tài liệu: Lưu trữ tài liệu tập trung khoa học tránh mất mát; dễ dàng tìm kiếm, chia sẻ tài liệu theo từ bất cứ đâu; tiết kiệm tối đa thời gian làm việc và chi phí quản lý.
- Quản lý công việc: Dễ dàng tạo lập kế hoạch, phân bổ công việc và giao việc trên 1 hệ thống; tự động nhắc việc, báo cáo công việc tức thì; nắm bắt từng chi tiết công việc và giải quyết công việc nhanh chóng mọi lúc mọi nơi
WEONE mở ra một không gian làm việc trực tuyến cho phép mọi công việc đều được quản lý tập trung trên 1 nền tảng duy nhất. Số hoá mọi quy trình thực tế của doanh nghiệp giúp các phòng ban liên kết, phối hợp với nhau chặt chẽ hơn phát hiện ngay những điểm nóng từ đó có thể hiệu chỉnh công việc phù hợp. Các nghiệp vụ, quy trình làm việc đều được tự động hóa, giúp cắt giảm 90% thủ tục hành chính, tiết kiệm 50% chi phí và tiết kiệm thời gian đáng kể.
Để doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu sâu hơn và trải nghiệm sản phẩm thực tế, FSI cũng đã triển khai chương trình khuyến mãi – Ưu đãi 70% cho khách hàng tham dự hội thảo đăng ký sử dụng WEONE ngay trong tháng 9 (1/9 – 15/9).
Kết thúc hội thảo online lần này, các khách mời đều bày tỏ sự tán đồng với các vấn đề mà các chuyên gia nêu lên và đánh giá cao các phương án được đề xuất. Bản thân FSI hy vọng rằng, thời gian tới, FSI sẽ cùng đồng hành, chia sẻ với các doanh nghiệp trong việc ứng dụng các giải pháp, phần mềm giúp doanh nghiệp chuyển đổi số – chuyển đổi mô hình kinh doanh.